– Hồ Jagdishpur, Nepal không chỉ là nơi tập trung nhiều loài chim lớn nhất và lưu trữ các loài chim quý hiếm nhất của quốc gia này mà còn là điểm đến của nhiều loài chim di cư từ Trung Quốc, Trung Á và Nga.
>>>Đà Nẵng: Thả động vật quý hiếm về rừng
>>>Nhiều loài chim bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu
Vịt vàng trong chuyến bay tới hồ Jagdishpur (Ảnh: Manoj Paudel)
Chúng trú ngụ đến tận bây giờ bởi môi trường sống đáng yêu của nơi này – nơi được mệnh danh là thiên đường của các loài chim và điểm ngắm chim nổi tiếng. Những chuyển động, âm thanh của các loài ở quanh hồ tạo nên một cảnh tượng mê hoặc. Một số loài còn hoàn thành chu kỳ sinh nở của chúng tại đây và trở về nhà cùng với con của chúng.
Khoảng cách di chuyển của các loài chim di cư dao động từ khoảng 4,5 nghìn đến 7,5 nghìn km. 65 loài chim di cư đến hồ vào mùa đông, một số bay liên tục ngày đêm, chẳng hạn như loài vịt trời, các loài khác thì thong thả hơn và thường mất một tuần đến mười ngày để tới nơi.
Hồ Jagdishpur là vùng đất ngập nước duy nhất ở Nepal đủ lớn để chứa tới hơn 20.000 con chim. Thực ra đây là một hồ chứa nhân tạo, được xây dựng vào những năm 1970 với diện tích bề mặt 2,25 km2 và được dẫn nước từ một con kênh nối với sông Banganga. Chính số lượng và sự đa dạng của các loài chim là lý do khu vực này được công nhận là Khu Ramsar vào năm 2003.
Theo số liệu từ IUCN, trong số 887 loài chim ở Nepal, có hơn 167 loài chim được tìm thấy tại hồ này và 11 trong số các loài quý hiếm trên thế giới có thể dễ dàng được tìm thấy ở đây.
Đáng tiếc là hồ Jagdishpur chưa có số lượng chính thức những loài phổ biến cũng đang giảm dần. Trong khi le khoang cổ, mòng két mày trắng, cò quăm đầu đen, gà lôi nước, vịt lặn mào đỏ có thể thấy với số lượng lớn thì các loài vịt mỏ thìa, vịt mỏ đốm và vịt lưỡi liềm đang suy giảm nghiêm trọng. Nếu Nepal muốn duy trì và bảo tồn thiên đường chim quý hiếm này cho cả các loài chim và người ngắm chim thì cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch bảo tồn bền vững tại hồ Jagdishpur.
Linh Trang (T/h)