Quảng Bình: Kiểm soát đầu tư sản xuất gạch đất sét nung

Linh Lan (T/h)|06/03/2018 06:39
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành địa phương, đơn vị liên quan đảm bảo thực hiện các nội dung: Những dự án đầu tư sản xuất VLXD chủ yếu trên địa bàn tỉnh gồm xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu lửa trước khi cấp phép phải lấy ý kiến tham vấn của Bộ Xây dựng theo quy định. Kiểm soát đầu tư phát triển VLXD đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là dự án sản xuất gạch đất sét nung và cơ sở sản xuất VLXD gây ô nhiễm môi trường; đồng thời dừng đầu tư mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.

(Moitruong.net.vn) – Ngày 05/3, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Công văn chỉ đạo việc tăng cường quyền quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh.

Hạn chế đầu tư sản xuất gạch sét nung truyền thống, tăng cường phát triển nguồn VLXD mới

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành, địa phương liên quan để tham mưu UBND tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, lưu ý nội dung quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch phát triển VLXD, tính toán cân đối cung, cầu cát xây dựng và vật liệu san lấp, có kế hoạch đáp ứng nhu cầu san lấp từng địa phương; ưu tiên sử dụng vật liệu thay thế, vật liệu nhân tạo có sẵn tại địa phương.

Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường kiểm soát việc khai thác đá, cát, sỏi đúng quy hoạch, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, chống sạt lở bờ biển, lòng sông; thực hiện nghiêm quy định về báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, báo cáo tình hình quản lý Nhà nước về khoáng sản.

Linh Lan (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Quảng Bình: Kiểm soát đầu tư sản xuất gạch đất sét nung
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.