Quảng Nam: Tăng cường quản lý hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ theo chỉ thị của chủ tịch UBND tỉnh

Tr|23/12/2018 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo đó, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động chế biến lâm sản về các qui định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý lâm sản.

– Ngày 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Đinh Văn Thu ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.

>>> Chủ tịch Quảng Ninh thị sát ba dự án giao thông trọng điểm trước ngày khánh thành

>>> Đưa toàn bộ 8 thuyền viên và tàu ĐNa 90946 TS về đến Đà Nẵng an toàn

Theo đó, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động chế biến lâm sản về các qui định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý lâm sản.

Ảnh minh họa

Tổ chức tổng kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở cưa xẻ, gia công, chế biến gỗ trên địa bàn quản lý để kịp thời chấn chỉnh đảm bảo hoạt động theo đúng quy định hiện hành. Không cấp mới, không gia hạn hoặc đề nghị cấp mới cơ sở cưa xẻ, gia công, chế biến gỗ đặt trong lâm phận các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặt trong hoặc gần rừng tự nhiên để tổ chức sắp xếp lại. Tiến tới giảm dần các cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ phù hợp với tình hình và nhu cầu của địa phương.

Chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ việc chế biến, nhập, xuất gỗ; rà soát và thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ tại các cơ sở chế biến để quản lý nguyên liệu hợp pháp. Chỉ đạo di dời các cơ sở chế biến gỗ nằm trong các khu rừng hoặc gần rừng, các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nằm trong hoặc gần khu dân cư về các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung nhằm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường. Lập phương án bố trí, sắp xếp mạng lưới cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ phù hợp với nhu cầu của từng địa phương gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo hoàn thành trong năm 2019.

Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, hướng dẫn lập hồ sơ môi trường cho các cơ sở có hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ tại địa phương theo quy định. Tăng cường kiểm tra, đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở vi phạm pháp luật, thành lập không đúng theo quy định của Nhà nước và không đủ điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm chủ trì tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, truy xuất nguồn gốc gỗ; kiểm tra giám sát việc nhập, xuất gỗ theo quy định hiện hành, không để xảy ra tình trạng quay vòng hồ sơ để tiêu thụ gỗ trái phép; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, chế biến gỗ theo qui định của pháp luật.

Có kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn. Trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng rừng, trồng cây đa mục đích và cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC),… tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến và dân dụng nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này; tổng hợp, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình, kết quả thực hiện và các tồn tại, vướng mắc về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo xử lý.

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ để kịp thời ngăn chặn, đình chỉ các cơ sở vi phạm về thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động,… theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 211 Luật Doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành, các cấp cần phối hợp và chủ động thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đề ra biện pháp ngăn chặn có hiệu quả các hành vi phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn.

Các cơ sở cưa xẻ, gia công, chế biến gỗ phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định. Cam kết tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động. Không mua bán, gia công, chế biến, tàng trữ gỗ bất hợp pháp.

Trương Tâm

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Nam: Tăng cường quản lý hoạt động cưa xẻ, chế biến gỗ theo chỉ thị của chủ tịch UBND tỉnh