Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vừa phối hợp kiểm lâm tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có cu li nhỏ, tê tê Java và khỉ đuôi lợn.
Một cá thể Cu li nhỏ – loài động vật quý hiếm thuộc danh mục được ưu tiên bảo vệ – vừa được người dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát hiện và tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng.
6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan đã được chuyển về Việt Nam và hiện đang cách ly tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn trước khi đưa về Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới.
Rất nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đã xuất hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa 2 năm qua.
Phát hiện cá thể tê tê quý hiếm bò vào nhà, một người dân tại Thôn 2 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) đã báo lực lượng kiểm lâm địa phương để giao nộp thả về tự nhiên.
Chiều 21/3, Vườn Quốc gia Cúc Phương tiến hành tái thả 5 cặp gà lôi trắng quý hiếm về tự nhiên. Hoạt động có sự tham gia của đoàn du khách đến từ Hà Nội.
Ngày 20/3, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã triển khai trồng 41.175 cây thuộc 12 loài gỗ quý hiếm tại Vườn Quốc gia Xuân Liên (Thanh Hóa) nhân Ngày Thế giới Trồng cây.
Trong số 110 mỏ thuộc 25 loại khoáng sản quan trọng thuộc nhóm khoáng sản làm nhiên liệu, năng lượng, vật liệu xây dựng mà các đơn vị nghiên cứu phát hiện, có 17 mỏ lớn, 43 mỏ trung bình, 50 mỏ nhỏ.
Các cá thể động vật hoang dã, gồm nhiều loài quý hiếm như tê tê Java, khỉ đuôi lợn, rùa vàng... vừa được lực lượng chức năng thả về Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) sau thời gian cứu hộ.
Một người dân ở huyện Phú Lộc, TP. Huế vừa tự nguyện giao nộp cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm cho Hạt Kiểm lâm sau khi phát hiện nó bị thương gần khu du lịch sinh thái.
Một cá thể khỉ vàng giống đực, nặng 13kg, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm vừa được người dân TP Hà Tĩnh phát hiện và tự nguyện bàn giao cho cơ quan chức năng.
Tê tê quý hiếm, loài động vật đang gặp nguy hiểm, đã được người dân Gia Lai giao nộp cho cơ quan chức năng, thể hiện sự tự giác và trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương.
Côn Đảo được các nhà khoa học đánh giá là bãi đẻ có lượng rùa lên làm tổ lớn nhất Việt Nam. Trung bình mỗi năm, khoảng 350 rùa mẹ lên đẻ trứng và số lượng trứng nở là 50.000 rùa con.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây đã ký Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam đã ghi nhận 8 cá thể voi cùng nhiều loài quý hiếm qua quá trình đặt bẫy ảnh. Những phát hiện này góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.
Ngày 2/1, Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam tổ chức tái thả thành công 12 cá thể tê tê Java về tự nhiên.