Các bản mẫu SGK do NXBGDVN biên soạn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, chuyển từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực.
Đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa gồm 150 tổng chủ biên, chủ biên và hơn 700 tác giả là các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học và giáo viên giỏi…
NXB GDVN tổ chức biên soạn với 4 bộ SGK theo chương trình mới với 4 vấn đề khác nhau, cụ thể: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Bộ sách giáo khoa “Cùng học để phát triển năng lực”.
GS.TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên Điều phối viên chính Ban phát triển chương trình GDPT mới, (Bộ GD&ĐT), Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt – Ngữ văn cho biết, các bộ sách mới này có một số điểm khác biệt về mục tiêu thực hiện; Nội dung các hoạt động học tập, khám phá và tiếp cận dụng kiến thức có tình mở; Phương tổ chức các hoạt động tăng cường tương tác…
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ tổ chức các đợt tập huấn giáo viên về khai thác, sử dụng và dạy học theo Sách giáo khoa mới dưới hình thức hội thảo chuyên đề và đào tạo trực tuyến.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam còn cung cấp thêm bộ sách giáo khoa điện tử, tư liệu số, phù hợp với thời đại ứng dụng công nghệ thông tin quá trình dạy và học, giúp giáo viên chủ động trong khai thác truyền đạt kiến thức.
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, việc công bố sách giáo khoa lớp 1 cho chương trình phổ thông mới sẽ diễn ra vào giữa tháng 11/2019. Bộ đã tiếp nhận các bản mẫu sách giáo khoa từ 3 đơn vị đề nghị thẩm định, gồm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM.
Mai Anh (t/h)