Cống ngăn mặn lớn thứ 2 ở miền Tây, hoàn thành và được bàn giao cho tỉnh Tiền Giang để phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt cho 1 triệu người dân và 130.000ha đất nông nghiệp.
Dự báo, sự kết hợp giữa triều cường và mưa lũ có thể gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong nửa đầu tháng 11.
Những năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tác động từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn Mekong dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ, đặc biệt là suy giảm mạnh phù sa về vùng; tình trạng sụt lún, hạ thấp nền đất…
Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa nước ngọt; phòng chống sạt lở lòng, bờ sông.
Hiện nay, mực nước trên các trạm vùng ven biển, sông lớn ĐBSCL đang trong kỳ đạt đỉnh triều cường, phổ biến xấp xỉ và thấp hơn báo động 1, riêng tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp mực nước lũ dâng cao.
Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu cho biết, mỗi năm, toàn vùng ĐBSCL mất khoảng 600 - 800ha đất do sạt lở bờ sông, bờ biển và sụt lún, khiến hàng nghìn hộ dân phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, mực nước tháng 10, lượng nước từ sông Mekong đổ về sông Cửu Long tăng từ 10-20%, đỉnh lũ xuất hiện giữa tháng 10, dưới báo động 2.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn dự báo, trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên, đến ngày 04-06/10/2024, mực nước cao nhất tại trạm Tân Châu, Châu Đốc có khả năng lên trên mức báo động 1 từ 0,1-0,25m, sau đó biến đổi chậm.
Mưa lớn kèm lốc xoáy trong những ngày qua ở các tỉnh Long An, Vĩnh Long, An Giang đã làm hư hại hàng chục căn nhà khiến nhiều người bị thương. Thiệt hại ban đầu ước tính lên đến hàng trăm triệu đồng.
Canh tác lúa theo hướng "thuận thiên" là xu thế tất yếu, bền vững, mang lại nhiều lợi ích, vừa đạt mục tiêu kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm phát thải hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn và bảo vệ tương lai cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Thông tin từ Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đỉnh lũ chính vụ năm 2024 ở khu vực ĐBSCL có khả năng cao xuất hiện vào nửa đầu tháng 10.
Thời gian gần đây, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu liên tục xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở, sụt lún ở Đồng bằng sông Cửu Long được Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh chỉ ra tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo lượng nước ngọt về Đồng bằng sông Cửu Long tháng 5-2024 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn so với trước đây.
Theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, cảng Hòn Khoai (Cà Mau) sẽ được đầu tư xây dựng trở thành cảng tổng hợp nước sâu lớn nhất ĐBSCL, cũng như trong hệ thống cảng biển Việt Nam.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng phát triển các chuỗi đập thủy điện ở thượng nguồn và các dự án chuyển nước sông Mê Kông qua các vùng đất khác gây nên những tác động nước xuyên biên giới.
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng và Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất so với các vùng khác. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang triển khai thực hiện rà soát Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2024
Diện tích rừng ở tỉnh An Giang tuy không lớn, nhưng là "lá phổi xanh" quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều diện tích rừng trên các đồi dốc cao, khô hạn, thiếu nước... Do vậy, công tác chữa cháy rừng đòi hỏi phải thận trọng, kiên trì.
Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã đề nghị Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế hỗ trợ các quốc gia triển khai nghiên cứu về đánh giá tác động xuyên biên giới của Dự án kênh đào Funan Techo (Campuchia).