Tạp chí Môi trường và Cuộc sống làm việc với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Phương Nam - Đào Dũng|20/03/2024 22:42
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sáng ngày 19/3/2024, tại Trụ sở Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza), đoàn công tác Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn do Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí cùng cán bộ, phóng viên đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Hepza về công tác phối hợp tuyên truyền trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.

XEM VIDEO: Tạp chí Môi trường và Cuộc sống làm việc với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP HCM

Thay mặt Ban lãnh đạo Hepza, ông Phạm Thanh Trực – Phó Trưởng ban bày tỏ sự vui mừng khi được tiếp và làm việc với đoàn công tác Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống, mong rằng qua buổi làm việc sự hợp tác giữa hai đơn vị sẽ chặt chẽ hơn.

hepza.jpg
Đoàn công tác Tạp chí  điện tử Môi trường và Cuộc sống (bên phải) làm việc với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza)

Ông Phạm Thanh Trực đánh giá cao công tác phối hợp tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước giữa Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống và Hepza được thực hiện khá tốt và chặt chẽ, giúp các doanh nghiệp hoạt động trong Khu chế xuất và Công nghiệp nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường. Qua tiếp nhận thông tin từ báo chí cùng với công tác quản lý chặt chẽ, kịp thời của Hepza, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ, chuyển đổi xanh quy trình sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất, tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

hepza-1.jpg
Ông Phạm Thanh Trực – Phó Trưởng ban Hepza làm việc với đoàn công tác Tạp chí Môi trường và Cuộc sống

Tại buổi làm việc, ông Phạm Thanh Trực đã báo cáo với đoàn công tác về chức năng, nhiệm vụ của Hepza. Hiện tại Hepza đang quản lý 17 KCN với trên 1500 doanh nghiệp, công việc thì rất nhiều nhưng nhân sự chỉ có 07 cán bộ chuyên trách về môi trường. Các doanh nghiệp trong KCN-KCX chủ yếu là sử dụng nước thủy cục, nước ngầm chỉ là nguồn dự phòng, tiến tới giảm khai thác nước ngầm để bảo vệ môi trường là một yếu tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để nắm bắt tình hình chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước của các doanh nghiệp trong các KCN-KCX, Hepza rất mong các cơ quan báo chí, đặc biệt là Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tích cực thông tin để Hepza có biện pháp nhắc nhở, xử lý doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

Trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của Hepza trong việc thực hiện phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn theo điều 75 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ – CP ngày 10/1/2022.

Ông Phạm Thanh Trực cho biết: “Hiện nay công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp về việc phân loại rác thì không có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để đáp ứng việc hiệu quả thu gom, phân loại rác tại nguồn theo 3 nhóm thì cần phải đồng bộ hệ thống thu gom theo từng loại, tránh trường hợp như trước đây sau khi phân loại rác nhưng việc thu gom lại tập trung trên một phương tiện vận chuyển rồi đưa về bãi chôn lấp hoặc khu vực xử lý. Chính vì vậy, việc này cần phải có sự quan tâm về phân loại rác cũng như phương tiện vận chuyển”.

36c2023f24ad88f3d1bc.jpg
Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đánh giá cao sự phối hợp, hợp tác giữa Hepza và Tạp chí

“Về phía các doanh nghiệp trong các Khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM, chúng tôi cũng đã vận động tuyên truyền cho các đơn vị nắm bắt thông tin từ Luật Bảo vệ môi trường 2020 để phân loại rác sinh hoạt thành 3 nhóm. Để thực hiện hiệu quả việc này thì từ nay đến ngày 31/12/2024 rất mong các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND Tp. HCM sớm ban hành các quy định. Đồng thời các đơn vị thu gom, vận chuyển cũng như xử lý rác phải đồng bộ tất cả các phương tiện cũng như biện pháp xử lý để đáp ứng được hiệu quả việc phân loại rác và tuân thủ theo quy định của Luật bảo vệ môi trường”, ông Trực cho biết thêm.

Tại buổi làm việc, hai cơ quan đã thống nhất nhiều nội dung phối hợp, hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt sẽ phối hợp tổ chức các chương trình truyền thông về môi trường, Diễn đàn Netzero, tín chỉ các bon, chuyển đổi xanh trong KCN…

img_20240320_222801.jpg
Đoàn công tác Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo và cán bộ Hepza

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Toàn – Tổng biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống nhấn mạnh việc hai cơ quan tăng cường, thắt chặt công tác phối hợp tuyên truyền về các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước là việc làm rất cần thiết để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, cùng Chính phủ hành động thực hiện cam kết giảm phát thải dòng bằng 0 (Netzero) vào năm 2050.

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza) được UBND Tp. Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cấp hồ sơ pháp lý về môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư trong KCN, phối hợp với Sở TNMT xử lý vi phạm của các đơn vị hoạt động có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường. Năm 2023, Ban quản lý Hepza đã lập biên bản, đề nghị thành phố và Sở TNMT xử phạt 12 đơn vị vi phạm Luật bảo vệ môi trường với tổng số tiền khoảng 1,8 tỷ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tạp chí Môi trường và Cuộc sống làm việc với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.