) Ở Thụy Điển, từ năm 2011 các hộ gia đình chuyển đến bãi đổ rác chưa đến 1% rác thải .Hệ thống xử lý rác hiệu quả của Thụy Điển nhận thêm rác nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm Anh để duy trì hoạt động tái chế.
Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng thuế nặng đối với nhiên liệu hóa thạch vào năm 1991. Hiện nay, gần một nửa lượng điện của quốc gia lấy từ nguồn năng lượng tái tạo.
“Người dân Thụy Điển rất thích hòa mình vào tự nhiên và quan tâm đến những gì cần làm đối với tự nhiên và vấn đề môi trường. Chúng tôi làm công tác truyền thông trong một thời gian dài để mọi người không chỉ có ý thức không xả rác ra đường mà còn tái chế và tái sử dụng rác”, Anna-Carin Gripwall, giám đốc truyền thông của Avfall Sverige, hiệp hội tái chế của Cơ quan xử lý rác Thụy Điển, cho biết.
Thụy Điển trở thành quốc gia không rác thải nhờ hệ thống tái chế tiên tiến
Thụy Điển áp dụng chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc để ngay cả những công ty tư nhân cũng có thể tiến hành phần lớn quy trình nhập khẩu và đốt rác, năng lượng sản sinh được đưa vào hệ thống sưởi để làm ấm các hộ gia đình trong thời tiết mùa đông giá lạnh.
“Đó là lý do chính chúng tôi tổ chức mạng lưới đến từng quận, để có thể tận dụng nguồn nhiệt từ nhà máy rác. Ở phía nam châu Âu, họ không sử dụng nhiệt từ rác mà chỉ đốt lò sưởi. Tại đây chúng tôi dùng nó thay cho nhiên liệu hóa thạch”, Gripwell nói.
Gripwall mô tả chính sách nhập khẩu rác để tái chế từ các quốc gia khác của Thụy Điển là giải pháp tạm thời. “Có lệnh cấm bãi rác ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, vì vậy thay vì trả tiền phạt, họ gửi rác sang cho chúng tôi như một dịch vụ. Họ nên xây dựng những nhà máy của chính họ để xử lý rác của họ, như chúng tôi đang làm ở Thụy Điển”, Gripwall nhận xét.
Các thành phố Thụy Điển đầu tư nhiều vào công nghệ thu gom rác tiên tiến như hệ thống hút chân không tự động trong khu dân cư, giúp giảm nhu cầu sử dụng xe rác. Hệ thống chứa rác ngầm cũng giúp giải phóng diện tích mặt đường và tránh tình trạng bốc mùi khó chịu.
Theo VnExpress