Tọa đàm Cafe Xanh: Làm sao để phát triển công trình xanh ?

Thu Thủy|10/11/2018 06:49
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Chiều 9/11/2018, Tọa đàm Cafe Xanh về chủ đề: Đô thị Xanh & Con người Xanh diễn ra tại tầng 3 Meeting Hall, Tòa nhà A3, EcoLife Capitol, 58 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tọa đàm với sự tham dự của Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, các chuyên gia, kiến trúc sư hàng đầu về Đô thị – Kiến trúc, CEO các doanh nghiệp bất động sản và phóng viên các cơ quan báo chí – truyền hình  Tham dự buổi tọa đàm, các chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến làm sao để phát triển công trình xanh?  

>>>Hai cá thể Dúi mốc nhỏ được thả về rừng tự nhiên

>>>Cứu nạn thuyền viên Ukraine gặp nạn trên biển Việt Nam

Các diễn giả tại buổi Tọa đàm

Nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình vận động phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam (từ năm 2017 – 2022), do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam triển khai dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Bộ KH&CN, Ủy ban KHCN & MT của Quốc hội; Hiệp hội đã giao cho Tập đoàn Capital House (Nhà tài trợ chính cho Chương trình), phối hợp với Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội) phối hợp tổ chức chuỗi chương trình Tọa đàm Cafe Xanh.

Ban Tổ chức đã lựa chọn chủ đề: Đô thị Xanh & Con người Xanh để các chuyên gia, nhà khoa học cùng bàn luận “ Làm sao để phát triển công trình  xanh?”. Bởi vậy, muốn có một đô thị xanh và con người xanh, chúng ta phải bắt đầu từ đâu… là những câu hỏi lớn cần sớm được giải đáp.

Tại buổi tọa đàm, để cải thiện chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống, PGS – TS Thục cho rằng, hướng đi là cần phát triển công trình xanh. Tuy nhiên, để làm được điều này ở Việt Nam rất cần sự đồng thuận của xã hội. Các nhà đầu tư hiện nay rất cần dấu ấn của xã hội. Do đó, cần đẩy mạnh truyền thông để người người hiểu về ích lợi của công trình xanh, đô thị xanh.

“Theo tôi, 3 yếu tố quan trọng để làm nên một công trình xanh, gồm: công trình tiết kiệm nhiên liệu, hai là không gian mở, ba là con người cần thay đổi tư duy”, PGS – TS Thục nói.

Theo KTS. Phạm Thanh Tùng, chúng ta đang đứng trước rất nhiều thuật ngữ, bắt đầu là công trình xanh, kiến trúc xanh, đô thị bền vững, đô thị thông minh, đô thị 4.0… Do đó, để một công trình xanh hiện diện cần có rất nhiều đơn vị cùng chung tay. Rất nhiều chủ đầu tư đang cố gắng để xây dựng những tòa nhà xanh – nơi mà mỗi ai đó đang sống thoải mái, hạnh phúc.

“Câu chuyện công trình xanh ở đây không chỉ là nhà đầu tư mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, nhà đầu tư khi bán không thể tính trước được người mua là ai, người dân tộc nào, công việc là gì?… Thế nên trong cùng một toà nhà thôi đã có rất nhiều sự va đập xã hội, va đập văn hóa… Do đó, công trình xanh không chỉ là câu chuyện của riêng ai, mà là của mọi người, là bài toán của xã hội. Nhưng cần có người cầm trịch – là chính quyền đô thị”, ông Tùng nói.

Trước những thực tế trên, ở góc độ là chủ đầu tư, ông Trần Như Trung – Phó Tổng giám đốc Capital House chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn phát triển công trình xanh, mang đến lợi ích cho khách hàng của mình. Nhưng trong quá trình phát triển chúng tôi thấy mình lầm lũi vì quá khó khăn. Không chỉ chúng tôi mà nhiều công ty ở phía Nam cũng gặp phải tình huống tương tự. Doanh nghiệp mong muốn làm công trình xanh rộng rãi hơn nữa, bởi 1 tòa nhà chưa thể làm xanh cả thành phố, cũng như một cánh én chưa thể làm nên mùa xuân”.

Thu Thủy

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tọa đàm Cafe Xanh: Làm sao để phát triển công trình xanh ?