– Ngày 9/4/2019, Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Trường Đại học Văn Lang trong hội nhập quốc tế”, Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 9 -10/4/2019 đã quy tụ 500 nhà khoa học Việt Nam và quốc tế trong các lĩnh vực: Du lịch, Kiến trúc – Quy hoạch, Môi trường – Kỹ thuật, Công nghệ Sinh học, Mỹ thuật ứng dụng. Đây là sự kiện khoa học lớn nhất từ trước đến nay của Trường Đại học Văn Lang nhằm hướng đến kỷ niệm 25 năm thành lập; đồng thời là một trong những hội thảo khoa học quy mô nhất của Tp.HCM năm 2019.
>> TP. Hồ Chí Minh: Công ty nệm Vạn Thành xả khí thải “bức tử” môi trường
>> Quận 12 (Tp. Hồ Chí Minh): Công ty Lâm Gia và công ty Gia Hân đua nhau xả khói “bức tử” môi trường, người lao động kêu cứu
>> An Giang: Chủ động phòng chống hạn, mặn và thiếu nước
TS Nguyễn Cao Trí, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị của Trường ĐH Văn Lang cho rằng, để vận hành một thành phố thông minh, rồi đến doanh nghiệp thông minh hay nền kinh tế thông minh thì quan trọng nhất là con người phải thông minh. Để làm được, đòi hỏi nhiệm vụ đào tạo của các trường ĐH rất lớn, phải trang bị được cho các em không chỉ là kiến thức mà còn cả kỹ năng và nhận thức mới có thể vận hành được.
Các nhà khoa học cùng trao đổi, chia sẻ tại hội thảo
Tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An cho biết, đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án nâng cao chất lượng giáo dục ĐH giai đoạn 2019 – 2025, trong đó nhấn mạnh đến nhiều mục tiêu, giải pháp quốc tế hóa giáo dục đại học. Do đó, những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học tại hội thảo sẽ góp phần rất lớn vào chính sách phát triển của giáo dục nói riêng và đất nước nói chung.
Thứ trưởng An cũng đề nghị, để tăng tốc hội nhập quốc tế, các trường đại học đẩy mạnh nhập khẩu chương trình đào tạo; tăng cường trao đổi giảng viên, sinh viên và trao đổi, học hỏi mô hình quản trị giáo dục hiện đại tiên tiến.
Cũng trong buổi lễ khai mạc hội thảo, trường cũng đã ký kết hợp tác với 8 đối tác trong nước và quốc tế, để tiếp tục xây dựng phát triển môi trường giáo dục của Văn Lang. Sau buổi ký kết là phần trình bày của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về các lĩnh vực đô thị, môi trường và nghiên cứu khoa học.
Sau phiên khai mạc, lần lượt 05 Hội thảo khoa học thuộc các lĩnh vực sẽ diễn ra song song.
Hội thảo ‘Thiết kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu’
Hội thảo kết hợp các nghiên cứu trong lĩnh vực Môi trường và Kỹ thuật, nhằm tìm giải pháp thiết kế bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, với sự tham gia của các diễn giả là chuyên gia quốc tế: GS. Huub Rijnaarts – ĐH Wageningen (Hà Lan), GS.TS. Fujii Shigeo – ĐH Kyoto (Nhật Bản), GS. Kim Irvine Neil – ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), GS.TS.Tsunemi Watanabe – ĐH Công nghệ Kochi (Nhật Bản), PGS. Judith Van Leeuwen, PGS. Kujawa Katarzyna Roeleveld – ĐH Wageningen (Hà Lan), GS.TS.Sandhya Babel (ĐH Thammasat – Thái Lan), GS.TS. Mukand S. Babel (Học viện Công nghệ Châu Á – Thái Lan).
Các nhà khoa học đầu ngành người Việt Nam trong lĩnh vực Môi trường và Kỹ thuật sẽ tham gia Hội thảo là: GS.TS. Ngô Văn Nông (Đại học Nagoya – Nhật Bản), PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu, PGS.TS. Lê Thị Kim Oanh, TS. Lê Hùng Tiến, TS. Đỗ Trí Nhựt (Trường Đại học Văn Lang),…
Hội thảo Công nghệ Sinh học ứng dụng
Hội thảo diễn ra ngày 10/4/2019, với 07 tham luận của các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học: TS. Shirsath Dashrath – SECCO.VN; PGS.TS. Ngô Thị Xuyên, TS. Vũ Thị Quyền, ThS. Trần Thị Minh (Trường ĐH Văn Lang); TS. Võ Thị Trang Đài – Viên Pasteur Tp.HCM; ThS. Nguyễn Thị Tường Vi – TGĐ.Cty Cổ phần KHCN Nông nghiệp Anh Đào, KS. Trương Văn Thuận – GĐ.Cty Cổ phần thực phẩm Mỹ Vị,…
Hội thảo Thiết kế cộng đồng – Xu hướng thiết kế Việt Nam 2025
Ở một nước có ngành Design non trẻ như Việt Nam, Social Design còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo trong đào tạo và ứng dụng thực tế. Khoa Mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Văn Lang tổ chức Hội thảo với mong muốn Social Design được đánh giá tích cực, phát triển theo xu hướng và có vị trí nhất định trong ngành thiết kế thế giới. Hội thảo quy tụ 67 họa sĩ, nhà thiết kế, nhà giáo dục quốc tế và 22 họa sĩ, nhà thiết kế danh tiếng của Việt Nam.
Báo cáo tại Hội thảo là 20 tham luận của GS. Pan Yong Hwan, GS. Jang Jung Sik, GS. Kim Yang Shu – ĐH Kookmin (Hàn Quốc), GS. Lee Jin Gu – ĐH Handong (Hàn Quốc), GS. Jung Kyu Sang – ĐH Hyupsung, báo cáo của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, CEO, Giám đốc sáng tạo của các doanh nghiệp Hàn Quốc (Suwon City Goverment, Vinyl Experience, KIPD, LJ Motors, Samsung Electric,…); GS.TS. Trương Quốc Bình, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phương, HS. Lê Huy Tiếp, PGS.TS. Hoàng Minh Phúc,…
Từ ngày 09 đến 12/4/2019, các hoạt động khác như Trại sáng tác ‘Art for Society’, Triển lãm IADW 2019 cũng sẽ diễn ra bên lề Hội thảo, quy tụ những danh họa hàng đầu của Việt Nam hiện nay và các họa sĩ đến từ Úc, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan.
Hội thảo Thành phố thông minh – sáng tạo: Nhận diện thương hiệu Tp.HCM
Hội thảo quy tụ tham luận của PGS.TS. Johannes Widodo (ĐH Quốc gia Singapore), TS. Eko Nursanty – ĐH 17 Agustus 1945 (UNTAG), ThS. Andrew Stiff – ĐH RMIT, ThS.KTS. Michael Ling Tiing Soon, Malaysia – Giám đốc Cty thiết kế tích hợp MAIA (Malaysia), TS. KTS. Ngô Minh Hùng – ĐH Văn Lang, TS. Nguyễn Thị Hậu – Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, TS. KTS. Trương Văn Quảng – Phó tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS. KTS Lê Quang Ninh – Nguyên Viện trưởng Viện Thiết kế xây dựng Tp.HCM, PGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân – Trường ĐH.KHXH&NV TP.HCM, TS. Nguyễn Quốc Tuân – Trường ĐH Phương Đông,…
Hội thảo Du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu
Hội thảo đánh giá, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn của ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hiện nay qua 03 phiên thảo luận với 15 chủ đề xoay quanh các nội dung: Chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch cộng đồng, Bài học kinh nghiệm từ thực trạng phát triển du lịch cộng đồng, Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cộng đồng, Dân tộc tính và du lịch giữa bối cảnh hội nhập quốc tế.
Các diễn giả tham gia Hội thảo là GS. Philippe Bachimon – ĐH Avignon (Pháp), GS. Bernard Scheou – ĐH Perpignan (Pháp), GS. Chung Hoàng Chương – Trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM, PGS.TS. Nguyễn Công Hoan, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, PGS.TS. Phan Huy Xu, PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng, TS. Lê Thanh Tùng, TS. Nguyễn Thị Việt Hưng, TS. Bùi Thị Hiếu, TS. Đào Ngọc Cảnh,…
Trong phiên khai mạc, GS.TS. Johannes Widodo (Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Giám đốc Trung tâm Tun Tan Cheng Lock về Di sản Kiến trúc và Đô thị Châu Á tại Melaka (Malaysia), Tổng biên tập JSEAA (Tạp chí Kiến trúc Đông Nam Á của Đại học Quốc gia Singapore, thành viên thẩm định của UNESCO Châu Á Thái Bình Dương về Bảo tồn di sản văn hóa), GS.TS. Zerrilo Philips Charles – chuyên gia xây dựng thương hiệu, đào tạo marketing – Đại học Quản lý
Singapore (SMU); GS.TS.KTS. Nguyễn Trọng Hòa – Chuyên viên cao cấp Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.HCM (HIDS) sẽ là những diễn giả chính. Nghiên cứu và tham luận của các học giả nhằm định hình hướng đi rõ nét hơn cho đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trường Đại học Văn Lang – một trong những trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam – đã xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng từ nhiều năm nay. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Trường định hướng thay đổi và tăng tốc để phù hợp với bước chuyển mình của quốc gia trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0.
Anh Thư