Pháp luật môi trường

Tự ý tiêu hủy hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mai Hạ 07/07/2025 09:00

Việc tự ý tiêu hủy hàng hóa có dấu hiệu vi phạm không những không được miễn trừ trách nhiệm, mà còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Vừa qua, giữa cao điểm truy quét hàng giả, hành vi đổ trộm hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả gia tăng, gây nên hệ lụy nghiêm trọng. Theo quy định pháp luật, đổ trộm hàng giả sẽ bị xử phạt vì ảnh hưởng đến gây môi trường.

Theo ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), việc đổ trộm là tuồn hàng giả ra ngoài và gây ô nhiễm môi trường.

Việc đổ trộm hàng hóa ra môi trường là vi phạm pháp luật, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đáng chú ý, nếu sản phẩm đổ trộm là thuốc, hóa chất độc hại thì phải xử lý nghiêm theo Luật Hóa chất.

Theo đó, ông Trung đề nghị các địa phương phối hợp lực lượng công an tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn chặn và xử lý hành vi này.

thga.jpg
Nếu sản phẩm đổ trộm là thuốc, hóa chất độc hại có thể bị xử lý theo Luật Hóa chất

Vừa qua, hàng ngàn thỏi son cũng bị vứt bỏ ở huyện Thanh Oai (cũ) ở Hà Nội, sau đó nhiều người dân không biết vì lý do gì đang mang bao tải, túi ra nhặt đem về. Hay vụ hàng trăm chai nước mắm bị vứt ven đường ở Quảng Nam (cũ); vụ đốt dở dang trong đêm hơn 3.000 hộp thực phẩm chức năng ở huyện Bình Chánh (cũ), TP HCM….

Nghiêm trọng hơn, người dân phát hiện đống rác đổ trộm tại TP Đà Nẵng là nhiều vỉ thuốc của Công ty CP Dược Trung ương 3….

Theo quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ra quyết định và tổ chức tiêu hủy hàng giả, hàng cấm hoặc hàng vi phạm hành chính.

Khi cá nhân, tổ chức phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm phải trình báo kịp thời với cơ quan chức năng, không được tự xử lý hay tiêu hủy. Việc tự ý tiêu hủy không những không được miễn trừ trách nhiệm, mà còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Bên cạnh đó, quy trình tiêu hủy hàng vi phạm được quy định chi tiết tại Thông tư 173 năm 2013 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn liên quan. Theo đó, để được tiêu hủy, hàng hóa phải được xác định: Không còn giá trị sử dụng; gây nguy hại nếu tiếp tục lưu thông; không thể tái chế hoặc sửa chữa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tự ý tiêu hủy hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.