Xây dựng Dự thảo sửa đổi quy định về miễn nhiệm, từ chức

Hoài Phi|04/11/2021 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hiện nay, Ban Tổ chức Trung ương đang xây dựng Dự thảo sửa đổi Quy định 260 về miễn nhiệm, từ chức để trình Bộ Chính trị xem xét.

Phát biểu tại Hội nghị tập huấn báo chí về xây dựng Đảng ngày 3-11, đồng chí Trương Thị Mai – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, xây dựng Đảng không chỉ gồm xây dựng mà còn kiểm tra, cải cách hành chính trong Đảng; tuyên giáo; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; công tác nội chính; dân vận… Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

 Đồng chí Trương Thị Mai – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: TTXVN

Ban Tổ chức Trung ương đã sửa đổi Quy định 260 của Bộ Chính trị về thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. Theo đó, cán bộ bị xử lý kỷ luật, chưa đến mức cách chức nhưng không còn đủ uy tín để tiếp tục làm lãnh đạo thì sẽ xem xét miễn nhiệm, tức là cho thôi việc khi có vấn đề. Cán bộ khi tự thấy năng lực có vấn đề nhưng chưa hết thời kỳ bổ nhiệm, chưa hết tuổi công tác, thì có thể từ chức. Đảng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ từ chức để đảm bảo linh hoạt hơn trong quá trình giải quyết đối với cán bộ.

Trước đó, Ban Tổ chức Trung ương đã thành lập Tổ Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định 260. Tổ biên tập xây dựng đề cương, biểu mẫu, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương; nghiên cứu khảo sát tại ở một số cấp ủy, tổ chức Đảng; xây dựng các dự thảo, lấy ý kiến góp ý bằng văn bản và tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến trực tiếp,…

Quy định 260 của Bộ Chính trị có hiệu lực từ ngày 2/10/2009.

Hoài Phi

Bài liên quan
  • Ông Nguyễn Minh Khuyến: Xây dựng thống nhất về quản lý tài nguyên nước để quản trị hiệu quả
    Moitruong.net.vn – Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tỷ lệ che phủ rừng cũng giảm đi nhiều, trong khi hệ thống quản trị nước còn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất nên hiệu quả quản lý quản trị chưa cao. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý với mục tiêu phát triển bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Xây dựng Dự thảo sửa đổi quy định về miễn nhiệm, từ chức
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.