Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực đạt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị sẽ vượt quá 95%, trong khi khu vực nông thôn đạt trên 60%.
Tỉnh Quảng Trị đang tập trung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước, thông qua việc đầu tư xây dựng hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Bắc Trung Bộ đang đứng trước cơ hội bứt phá với các giải pháp chuyển đổi xanh nhằm giảm thiểu tác động môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp sạch đến du lịch sinh thái và năng lượng tái tạo, khu vực này từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển bền vững.
Hà Nội triển khai đường dây nóng và các kênh trực tuyến để tiếp nhận, phản hồi thông tin về chậm trễ trong giải quyết hồ sơ "làn xanh". Động thái này nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý các thủ tục ưu tiên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác phòng, chống lãng phí, nhất là tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị tăng cường giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt với nấm, cây, củ, quả rừng tự nhiên, nhằm phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên.
Nhằm giảm thiểu phát thải và bảo vệ môi trường, Hà Nội đang đẩy mạnh khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và năng lượng sinh khối.
Nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai, Hà Nội đang duy trì công tác tuyên truyền một cách thường xuyên, liên tục, góp phần giúp người dân chủ động phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động đốt nương làm rẫy, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lửa gây nguy cơ cháy rừng, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nêu rõ “tỉnh không để nỗi đau về ô nhiễm môi trường kéo dài, không chấp nhận điểm nóng, vi phạm về ô nhiễm môi trường tồn tại”.
Nêu giải pháp phục hồi sông Tô Lịch, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng nút thắt khiến việc giải quyết vấn đề ô nhiễm của sông Tô Lịch chưa được xử lý triệt để hiện nay chính là do dòng chảy các sông qua Hà Nội đã bị cạn kiệt, suy giảm, thậm chí một số dòng sông gần như không còn dòng chảy.
Đó là ý kiến của kỹ sư Nguyễn Tiến Sơn – Hội viên Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nói về giải pháp để "hồi sinh" sông Tô Lịch. Ông Sơn cho rằng, đây có thể là một hướng đi khả thi để cải thiện chất lượng nước sông, thay vì chỉ xả nước sau xử lý ra sông Nhuệ như phương án hiện tại. Vậy, giải pháp này có thực sự khả thi? Đâu là những rào cản khiến việc bổ cập nước từ Nhà máy Yên Xá cho sông Tô Lịch chưa được thực hiện hiệu quả?
Kiểm tra thực tế tại suối Lèn Cò Noóng (Thanh Hóa), cơ quan chức năng xác định nguồn nước có màu lơ đục, bọt trắng và mùi hôi xuất phát từ nước thải chăn nuôi thẩm thấu ra môi trường. Công ty chăn nuôi liên quan được yêu cầu khẩn trương khắc phục trước 30/4/2025.
Để xử lý triệt để các “điểm nóng” về đổ trộm rác thải, bỏ rác thải không đúng giờ, không đúng nơi quy định, quận Ba Đình thực hiện dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát trên toàn địa bàn với tổng mức đầu tư 40,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách quận.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 11/3/2025 phê duyệt Báo cáo chuyên đề Hiện trạng môi trường chất thải y tế nguy hại và xây dựng quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới đây đã ký ban hành Công văn số 806/UBND-KT về việc tăng cường công tác chấp hành quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 888/UBND-TTĐT gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND quận Hoàng Mai về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh 'Nhà máy dệt 'vô tư' xả khói bụi vào khu dân cư'.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải quanh khu vực hồ Tây với tổng mức đầu tư hơn 99 tỷ đồng. Dự án nhằm chấm dứt hoàn toàn việc xả thải vào hồ, góp phần cải thiện môi trường.
Hà Nội kiên quyết xử lý nghiêm công chức, viên chức có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc. Những trường hợp vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật, từ cảnh cáo, đình chỉ công tác đến buộc thôi việc.