11 trường đại học của Việt Nam vào bảng xếp hạng QS châu Á 2021

Minh Nhân|26/11/2020 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds) – Anh (QS AUR) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021. Việt Nam có 11 trường góp mặt trong bảng xếp hạng này.

11 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các đại học châu Á năm 2021 của tổ chức QS (Bảng xếp hạng QS Asia University Rankings 2021) bao gồm: ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM; trong đó 3 cơ sở lần đầu có mặt trong bảng xếp hạng này là: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

Như vậy, với 237 đại học và trường đại học của Việt Nam, đến nay có 4,64% cơ sở giáo dục đại học trong cả nước có tên trong bảng xếp hạng khu vực của Tổ chức này.

Các đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng đại học QS châu Á 2021. 

Bên cạnh một số đại học và trường đại học tụt hạng thì có nhiều đơn vị đã tăng hạng. Đơn cử như: Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) xếp hạng 163 (tăng 44 hạng so với năm 2020 là: 207); Trường ĐH Duy Tân xếp hạng 351-400 (tăng hạng với với năm 2020 là: 451-500 ); ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng cùng thuộc nhóm 401-450 (ĐH Huế tăng hạng so với năm 2020 là: 451-500.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có hạng 551-600, Trường ĐH công nghiệp TPHCM và Trường ĐH kinh tế TPHCM đồng hạng 601+. Riêng TDTU, chỉ trong hai năm đã tăng 128 hạng – mức tăng hạng nhiều nhất ở Việt Nam và cũng thuộc nhóm các trường có mức tăng hạng ấn tượng nhất của châu Á.

QS Châu Á xếp hạng các đại học dựa trên 11 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: Danh tiếng về học thuật (30%); Danh tiếng nhà tuyển dụng (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (5%); Chỉ số trích dẫn trên bài báo (10%); Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); Giảng viên quốc tế (2,5%); Sinh viên quốc tế (2,5%); Sinh viên trao đổi trong nước (2,5%); Sinh viên học trao đổi nước ngoài (2,5%).

Minh Nhân

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
11 trường đại học của Việt Nam vào bảng xếp hạng QS châu Á 2021
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.