6 nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường

T.Anh (T/h)|12/09/2017 02:11
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cụ thể, 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

(Moitruong.net.vn) – Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước,… là một trong 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được quán triệt thực hiện tại Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết 51/NQ-CP của Chính phủ 

lo go

Cụ thể, 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước.

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản lý tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Rà soát các quy hoạch, tăng cường quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản và điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường.

Đẩy mạnh hợp tác trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, bổ sung hệ thống quan trắc nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo khí tượng thủy văn, bão, lũ và các dạng thiên tai khác.

Quản lý, sử dụng hiệu quả kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; tăng cường cải cách hành chính, kỷ cương, kỷ luật, đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phù hợp với cơ chế thị trường làm cơ sở cho việc định hướng và phân bổ nguồn lực (vốn, đất đai, tài nguyên…) góp phần phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả.

2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Rà soát danh mục các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay nợ công, kiên quyết cắt giảm các chương trình, dự án không đảm bảo hiệu quả, chưa thực sự cần thiết.

Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong phần lớn doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước có thể đảm nhận, bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả; thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề nhà nước cần nắm giữ để sử dụng cho đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội cấp bách.

Đẩy mạnh đổi mới khu vực dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở tăng cường giao quyền tự chủ trên các mặt tổ chức, biên chế, hoạt động và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập; thúc đẩy xã hội hóa; cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ công; đẩy mạnh thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tạo môi trường bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

3.Quản lý, sử dụng hiệu quả kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; tăng cường cải cách hành chính, kỷ cương, kỷ luật, đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm quy định quản lý tài chính – ngân sách, nợ công và quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Rà soát, hoàn thiện công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, đảm bảo việc phản ánh trung thực, bao quát tài sản, thu nhập và nguồn gốc hình thành.

4. Quản lý và khai thác tốt nguồn thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ hành chính sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ, tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách lương; Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong các lĩnh vực chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.

5. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương về tài chính – ngân sách nhà nước và nợ công. Thực hiện thu chi trong phạm vi dự toán, giải ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn, điều chỉnh tổng mức đầu tư các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay; xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản và không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản mới. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán, thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm trong công tác quyết toán các dự án hoàn thành.

Tăng cường quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi) thuộc ngân sách nhà nước thông qua thực hiện cơ chế tài chính công khai, minh bạch, có trách nhiệm, nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn nước ngoài cho các hoạt động ưu tiên thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình về ngân sách nhà nước và nợ công. Từng bước triển khai lập dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ, cam kết chi

Kiện toàn bộ máy nhà nước và nhân sự, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách nhà nước;

Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm khắc phục sự chồng chéo, giao thoa chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị và phù hợp với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, lấy Nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ.

Thực hiện đúng mục tiêu và có hiệu quả Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chính sách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức; khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ, như: phân công, phân cấp, thẩm quyền quản lý, quy trình bổ nhiệm.

Rà soát, hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp.

T.Anh (T/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
6 nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường