Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 9), vùng biển phía tây của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Trận lốc xoáy xảy ra bất ngờ vào giữa đêm 12/11 đã khiến nhiều ngôi nhà tại thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) bị tốc mái hoàn toàn, hàng loạt cây xanh gãy đổ.
Áp thấp hình thành giữa Biển Đông kết hợp không khí lạnh gây mưa lớn diện rộng, dự báo ảnh hưởng mạnh đến các tỉnh Trung Bộ Việt Nam trong những ngày tới.
Theo dự báo, vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam Bộ và cả miền Đông Nam Bộ chuẩn bị bước vào đợt triều cường đầu tháng 10 âm lịch. Người dân cần đề phòng triều cường lên cao sẽ gây bể bờ bao, ô bao ở các vùng trũng thấp xung yếu.
Biển Đông có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới cùng với không khí lạnh tăng cường và nhiễu động gió Đông gây ra một đợt mưa đặc biệt lớn ở các tỉnh miền Trung từ ngày 3-10/11.
Những tháng cuối năm, các đợt không khí lạnh liên tục được tăng cường, diễn biến của các cơn áp thấp nhiệt đới/bão cuối mùa trở nên khó lường, phức tạp hơn. Điều đó đồng nghĩa trong nhiều trường hợp, cảnh báo nguy hiểm tăng lên.
Chiều 27/10, sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng bão số 6 (Trà Mi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đến chiều mai sẽ tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Sau khi đi qua quần đảo Hoàng Sa, bão Trà Mi tương tác với khối không khí lạnh tràn xuống từ phía Bắc khiến quỹ đạo trở nên phức tạp, khó lường. Cơ quan khí tượng Việt Nam nhận định, hai kịch bản về bão Trà Mi đều gây mưa lớn cho miền Trung.