– Thực tế chỉ ra rằng, con người càng giảm tải được những hành động tiêu cực lên khí hậu thì tương lai, thì sẽ càng bớt phải gánh chịu hậu quả nặng nề do BĐKH gây ra.
>>> Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại 126 tỷ đồng
>>> Đà Nẵng: Vệ sinh hơn 11km bờ biển sau mưa lũ
Đây là những thực tế đang diễn ra hàng ngày và ngày càng phổ biến, câu hỏi đặt ra là cần làm gì để giảm thiểu những tác hại đó?
Theo kịch bản BĐKH, cuối thế kỷ 21 mực nước biển trung bình dải khu vực ven biển Việt Nam dâng khoảng 1m, khiến khoảng 2,5 % diện tích của các tỉnh ven biển miền Trung chìm xuống nước biển.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nếu mực nước dâng cao 2 m cuối thế kỷ này, khu vực ĐB SCL sẽ mất đi gần nửa diện tích đất liền. Theo nghiên cứu dự báo của các nhà khoa học, kịch bản nước biển dâng 100 cm sẽ diễn ra vào năm 2100 gây ảnh hưởng tới các tỉnh Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,9%). TP.HCM (17,8%).
Theo ông Nguyễn Minh Châu – Phó giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa có đường bờ biển dài 102km nên nhìn nhận rất rõ tác động của BĐKH. Biểu hiện là những năm vừa qua xâm thực mặn, bão lũ diễn ra mạnh, thường xuyên và phức tạp. Ngay trong năm 2018 lũ lụt và sạt lở đất đã gây thiệt hại khoảng 1800 tỷ đồng trên toàn tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo lũ sớm ở các huyện miền núi, vì thế trong đợt lũ ở huyện Mường Lát năm 2018 vừa qua đã hạn chế tối đa thiệt hại về người. Trong quy hoạch các công trình, tuyến đường ven biển Thanh Hóa đã quan tâm đánh giá tới tác động của nước biển dâng trong tương lai để nâng cốt nền lên cao hơn so với thiết kế chưa tính đến tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời bố trí dân cư ở các huyện miền núi tránh các điểm có nguy cơ sạt lở cao… Hiện Thanh Hóa đã có mô hình thử nghiệm về giảm thiểu và thích ứng với tác động tiêu cực của BĐKH tại xã Cẩm Tâm, Cẩm Châu, Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy.
Trong khi đó, TP biển Hải Phòng theo đánh giá cũng là 1 trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Trong đó, nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Biến đổi khí hậu gây các hiện tượng thời tiết cực đoan, gia tăng tần suất bão, cường độ bão, đường đi của bão bất thường, lốc xoáy, mưa đá và dông, mưa lớn đột ngột và kéo dài, nước biển dâng… Hiện tượng này ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi, mất đất sản xuất do xâm nhập mặn và nước biển dâng, mất cân bằng sinh thái, phát sinh dịch bệnh diện rộng, gây thiệt hại tài nguyên và cơ sở hạ tầng…
Để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, các chuyên gia đề xuất chuyển đổi một số vùng đất ngập nước sang nuôi trồng thủy sản, tăng cường một số cây trồng có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu như các giống lúa chịu hạn, các loài cây chịu mặn… Trong chăn nuôi, đẩy mạnh chọn giống thích nghi với điều kiện từng vùng sinh thái, có tính kháng bệnh, chống chịu tốt với sự thay đổi của môi trường.
Thực tế chỉ ra rằng, con người càng giảm tải được những hành động tiêu cực lên khí hậu thì tương lai, thì sẽ càng bớt phải gánh chịu hậu quả nặng nề do BĐKH gây ra.
Vì vậy, nhiều giải pháp tức thời để giảm thiểu tác động của BĐKH cần thể hiện ngay ở việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội lồng ghép với kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương. Cụ thể như trồng rừng ngập mặn, chuyển đổi cây trồng…
Ở cấp độ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm quán triệt nội dung, cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp tạo sự đồng thuận và quyết tâm của toàn ngành tài nguyên và môi trường trong phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đối khí hậu.
Kế hoạch được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 và giai đoạn từ 2021 đến 2030. Theo đó, các đơn vị chức năng có nhiệm vụ cập nhật, hoàn thiện và công bố định kỳ kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam đến năm 2100, chi tiết hóa cho vùng ĐBSCL; xây dựng hướng dẫn sử dụng Kịch bản BĐKH và nước biển dâng trong xây dựng các đề án, nhiệm vụ phát triển ngành, phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương và ngành. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về ĐBSCL phục vụ phát triến bền vững và thích ứng với BĐKH, kết nối với cơ sở dữ liệu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế; Hoàn thiện và hiện đại hoá mạng lưới độ cao khu vực ĐBSCL thuộc mạng lưới cao độ quốc gia, phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu,… Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Đặc biệt đối với nước sản xuất nông nghiệp như Việt Nam, biện pháp quan trọng đối phó BĐKH là rà soát, sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tập trung ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh và hiệu quả cao, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
Theo Infonet