Cách giúp cơ thể trung hòa axit

Minh Anh (t/h)|25/12/2019 06:36
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nếu đang gặp các dấu hiệu dư thừa axit như ợ chua, ăn lâu tiêu, đầy hơi… thì hãy áp dụng ngay những cách giảm axit trong dạ dày dưới đây.

Trường hợp dư thừa axit, tức là độ pH<7, sẽ làm suy yếu các hệ thống bên trong cơ thể, tạo thành môi trường lý tướng cho bệnh tật phát triển. Mỗi cơ thể luôn có hệ thống đệm làm việc chăm chỉ để giúp chúng ta cân bằng độ pH. Do đó, khi cơ thể nhận được tín hiệu quá nhiều axit được sản sinh, nó sẽ kéo canxi, natri, kali, magiê từ các cơ quan quan trọng và xương để trung hòa, loại bỏ axit ra khỏi cơ thể.

Việc các khoáng chất mang tính kiềm bị kéo đi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng tới tâm trạng và hiệu suất làm việc. Nó cũng khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm virus. Axit dư thừa trong cơ thể cũng khiến da yếu đi, ảnh hướng tới khả năng chống nhiễm trùng, gây tổn thương gốc tự do dẫn tới lão hóa sớm và dễ nổi mụn.

Ảnh minh họa

Giảm lượng bia rượu tiêu thụ

Rượu bia là những chất kích thích có khả năng làm tăng lượng axit được sản xuất trong dịch vị và là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày ở nam giới. Chính vì vậy, một khi đã bị axit dạ dày cao thì bạn nên hạn chế lượng bia rượu tiêu thụ. Tốt nhất là nói không với các thức uống này.

Trà gừng

Trà gừng vừa có tính kiềm, vừa có tính kháng viêm, chứa hoạt chất gingerols giúp tăng cường tiêu hóa, giảm axit trong dạ dày. Trà gừng không chứa caffein, thêm vào một chút mật ong là giải pháp hợp lý với những người mắc chứng trào ngược dà dày.

Mật ong

Mật ong chứa vitamin C, E, Canxi, kẽm, kali có tác dụng cân bằng độ PH trong dạ dày. Qua đó giảm sản xuất axit và ngăn ngừa những tác hại do tình trạng dư thừa axit dạ dày gây ra. Nuốt trực tiếp một thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối trước khi ăn 15 phút

Thêm 2 thìa mật ong vào trà hoa cúc, uống mỗi ngày 3 cốc nhỏ

Nước i-on kiềm

Nước chanh có độ pH là 2, baking soda là 9, nước tinh khiết là 7 trong khi nước i-on kiềm thường có độ pH dao động trong khoảng 8,5-9,5. Chỉ số này vừa đủ để trung hòa số axit dư thừa trong cơ thể mà không gây kích ứng do tính kiềm khá nhẹ.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy uống nước i-on kiềm với mức pH 8,8 có thể khử hoạt tính pepsin – enzyme chính gây ra trào ngược axit. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng thức uống này có lợi cho những người bị huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao.

Nghiên cứu mới đây phát hiện khác biệt đáng kể về độ nhớt của máu khi uống nước i-on kiềm với nước thường sau các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng. Độ nhớt là phép đo trực tiếp về hiệu quả khi máu chảy qua các mạch. Với nước uống i-on kiềm, máu di chuyển hiệu quả hơn, hỗ trợ tốt hơn cho việc cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe tin rằng nước i-on kiềm mang các đặc tính chống lão hóa, làm sạch ruột, giải độc, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp ích cho việc giảm cân và khánh ung thư. Nước uống i-on kiềm có giá vừa phải, có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Nghệ

Nghệ vừa là vị thuốc, vừa là thực phẩm giảm axit dạ dày nhờ chứa nhiều curcumin. Khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, chất này hoạt động bằng các trung hòa axit, bảo vệ các tế bào trong dạ dày khỏi sự an mòn, đồng thời ngăn ngừa viêm loét và trào ngược dạ dày. Bạn lấy 120g bột nghệ vàng trộn lẫn với 60g mật ong. Sau đó, vo viên hoàn nhỏ cỡ hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên x 3 lần mỗi ngày. Dùng ít nhất 10 ngày liên tục.

Muối nở

Muối nở còn được gọi là baking soda, nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong ngành ẩm thực. Tuy nhiên nó còn được biết đến với khả năng kháng axit tự nhiên, trung hòa dịch vị dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa thức ăn.

Hiện nay, muối nở được bán trên thị trường dưới dạng viên hoặc bột. Bạn lấy 1 thìa muối nở pha chung với 200ml nước. Dùng thìa khuấy tan hoàn toàn rồi uống.

Ngủ đủ giấc, đúng giờ

Ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng lượng hóc môn căng thẳng trong cơ thể, qua đó tác động tiêu cực đến dạ dày và khiến cho cơ quan này tiết ra nhiều axit hơn.

Tư thế ngủ thích hợp

Thực tế tư thế ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết axit dạ dày. Các tư thế nằm sấp hoặc nằm ngửa ngay sau khi ăn có thể gây áp lực lên dạ dày và làm tăng axit, ợ nóng, khó tiêu.

Tốt nhất bạn nên nằm ngủ nghiêng sang trái. Để thoải mái hơn có thể kẹp một chiếc gối ngay giữa hai đầu gối để cột sống được thoải mái. Đây là cách giảm axit trong dạ dày đơn giản, đặc biệt tốt cho bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai.

Nhai kỹ trước khi nuốt

Ăn uống vội vàng, thức ăn được đưa vào trong dạ dày ở trạng thái thô cứng có thể kích thích dạ dày sản xuất ra nhiều axit và khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị đau dạ dày rất cao. Do đó, ngay cả khi không gặp rắc rối với tình trạng axit dạ dày cao thì bạn cũng nên ăn uống một cách từ từ nhai kỹ trước khi nuốt để cảm nhận được đầy đủ hương vị của thức ăn, giúp thực phẩm dễ tiêu khi nuốt xuống dạ dày. Bên cạnh đó, hoạt động nhai thức ăn cũng kích thích tiết nhiều nước bọt, giúp bổ sung các enzym tiêu hóa có chức năng phân giải thức ăn và trung hòa axit dạ dày.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách giúp cơ thể trung hòa axit