Cách phát hiện và điều trị bệnh quai bị

13/02/2017 09:54
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

– Bệnh quai bị là căn bệnh mà hầu hết mọi người đều sẽ mắc phải. Quai bị sẽ không nghiêm trọng khi người bệnh tuân thủ tốt việc điều trị, kiêng và cách ly để tránh lây nhiễm. Vậy khi mắc bệnh quai bị phải bị kiêng như thế nào? Chữa trị ra sao để bệnh không gây ra biến chứng. Khi mới nhiễm virus quai bị, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai, sau đó sốt cao, chảy nước bọt, một bên má sưng to rồi lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.

trieu-chung-cua-benh-quai-bi-8184-1472885510

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Trong đó trẻ em 5 đến 8 tuổi dễ bị nhất, người lớn ít mắc. Bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là vô sinh. 

Nghiên cứu cho thấy một trong những biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề của quai bị là gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỷ lệ cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (chiếm tỷ lệ thấp). Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời, có chế độ kiêng hợp lý để không gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh này có thể được phát hiện dựa vào các triệu chứng như sau:

– Khi mới nhiễm virus quai bị, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng một đến hai ngày).

– Bệnh nhân bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C trong 3 đến 4 ngày, chảy nước bọt.

– Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.

– Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.

Cách điều trị và phòng bệnh quai bị

– Cần hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.

– Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

– Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.

– Kiêng nước lạnh, kiêng gió.

– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).

– Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.

– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.

– Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.

– Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.

-Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

Theo vnexpress


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cách phát hiện và điều trị bệnh quai bị
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.