Chủ động nguồn nước tưới sản xuất trong cao điểm mùa khô

27/03/2018 07:28
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đầu tư hơn 5.000 tỷ xây dựng hệ thống thủy lợi Tân Mỹ

(Moitruong.net.vn) – Hiện nay, hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương đều được đầu tư hệ thống thủy lợi đồng bộ để phục vụ tưới tiêu cây trồng. Tuy nhiên, thời điểm này đang là cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra khô hạn và xâm nhập mặn là rất cao.

Bình Dương có biện pháp chủ động nguồn nước tưới sản xuất trong cao điểm mùa khô

Hiện nay, ở các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, hệ thống thủy lợi đã được đầu tư đồng bộ với 35 công trình thủy lợi, tổng công suất thiết kế tưới cho trên 6.500ha, tiêu nước trên 10.000ha, đồng thời còn làm nhiệm vụ chống lũ.

Theo Chi cục Thủy lợi, kiểm tra mực nước các hồ trên địa bàn tỉnh vào cuối tháng 2 vừa qua cho thấy, mực nước hồ đang trong tình trạng thấp hơn mực nước dâng bình thường. Với mực nước nói trên, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh bảo đảm đủ nước tưới cho sản xuất vụ Đông – Xuân 2017 – 2018 và vụ Hè – Thu 2018. Tuy nhiên, khi khô hạn kéo dài, lượng nước trong mặt ruộng và mặt hồ sẽ bốc hơi nhiều, có khả năng không đủ nước tưới cho vụ Hè – Thu nếu không sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước.

Ông Ngô Văn Tuyền – Trưởng trạm Thủy nông huyện Bắc Tân Uyên cho biết, hiện trạm đang quản lý 2 hồ chứa, 6 trạm bơm và 1 đập dâng để phục vụ nước tưới cho bà con nông dân trên địa bàn huyện. Bước vào đầu mùa khô năm nay, trạm đã phối hợp tổ chức kiểm tra xử lý những sự cố hư hỏng công trình thủy lợi, tập trung tu bổ, nạo vét kênh mương, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành điện lực theo dõi sát lịch cúp điện để có kế hoạch vận hành bơm tưới phù hợp, bảo đảm cung cấp nước cho cây trồng. Trạm cũng đã lên kế hoạch, dự trù kinh phí nạo vét công trình thủy lợi phục vụ sản xuất năm 2018 là hơn 609 triệu đồng; dự trù kinh phí điện năng chống hạn hơn 233 tỷ đồng.

Tại thị xã Dĩ An, hiện trên địa bàn chỉ còn ít diện tích sản xuất hoa màu theo thời vụ ở phường Tân Bình, chủ yếu được tưới bằng nguồn nước mưa dự trữ và nước mạch. Vì vậy, mùa khô năm nay không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã.

Còn tại huyện Dầu Tiếng, UBND huyện đã xây dựng phương án phòng, chống hạn, mặn trong mùa khô năm 2018 và đã triển khai đến các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp phòng chống hạn như tưới tiết kiệm, giữ ẩm cho cây trồng ngay từ đầu mùa khô bằng việc ủ rơm, lá cây quanh gốc… Huyện cũng đã triển khai việc quản lý vận hành khai thác các trạm bơm Ben Trống, Bàu Sen để bảo đảm phục vụ sản xuất vụ Đông – Xuân; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt ở các vùng thường xuyên thiếu nước trong mùa khô…

Ông Nguyễn Khánh Trường – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi đánh giá, nhìn chung công tác phòng, chống hạn, mặn trong mùa khô năm 2018 đã được các địa phương và đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi quan tâm tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời. Dự kiến, chi cục tiến hành kiểm tra tình hình hạn hán và công tác phòng, chống hạn mùa khô năm 2018 vào cuối tháng 3 này. 

Theo đó, các đơn vị tiến hành kiểm tra diễn biến hạn hán, tình hình các nguồn nước tưới, nước sinh hoạt hiện nay và khả năng cung cấp trước mắt; việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia về quy trình quản lý vận hành công trình thủy lợi; tình hình quản lý vận hành, điều tiết nước tưới và kết quả thực hiện tưới của các công trình thủy lợi trên…

Quỳnh Thi (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ động nguồn nước tưới sản xuất trong cao điểm mùa khô