Công nghệ điện phân: Giải pháp tối ưu để xử lý chất thải rắn

B.T (t/h)|09/11/2018 08:01
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Các nhà khoa học cho rằng, Việt Nam có thể sử dụng các phương pháp mà thế giới đang có xu hướng lựa chọn là công nghệ đốt phát điện và công nghệ nhiệt phân để xử lý chất thải rắn.

>>>Xe chở rác công nghệ Mỹ giá 10 tỷ đồng/chiếc có mặt ở Việt Nam

>>>Lập quy hoạch xử lý chất thải rắn TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh họa

Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch đô thị (QCXDVN 01/2008) khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, phát triển công nghệ sạch, các công nghệ do trong nước nghiên cứu chế tạo, ưu tiên tái sử dụng, tái chế CTR, hạn chế tối đa khối lượng CTR chôn lấp (<15%), đặc biệt là với các đô thị thiếu quỹ đất làm bãi chôn lấp.

Các nhà khoa học cho rằng, Việt Nam có thể sử dụng các phương pháp mà thế giới đang có xu hướng lựa chọn là công nghệ đốt phát điện và công nghệ nhiệt phân. Đây là 2 giải pháp tối ưu để thu hồi được những giá trị từ rác thải và giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả. Hai công nghệ này sẽ mang lại nhiều giá trị và lợi ích lâu dài cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Công ty New Technology Limited, đối với Việt Nam phương pháp nhiệt phân phù hợp hơn cả bởi công nghệ này vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp, hiệu quả môi trường cao. Trong khi đó, đốt phát điện lại đòi hỏi vốn và chi phí cao. Công nghệ này rất phù hợp với xử lý rác thải nhựa. Ông Tài nhấn mạnh: Chất thải nhựa khó phân huỷ gây nhiều vấn đề môi trường như mất đất do chôn lấp, thời gian phân huỷ kéo dài gây ô nhiễm môi trường, chi phí xử lý tốn kém… nhưng nó là nguồn năng lượng tái tạo khi sử dụng công nghệ nhiệt phân để tái chế thành dầu. Dựa vào thành phần, cấu tạo, đặc tính của rác nhựa, các tổ chức môi trường trên thế giới đánh giá công nghệ nhiệt phân thuộc nhóm công nghệ nhiệt – hoá, là một trong những giải pháp công nghệ tốt nhất hiện tại và khuyến cáo sử dụng thay thế cho các phương pháp xử lý khác.

Trong bối cảnh rác thải nhựa đang gia tăng, đây là phương pháp xử lý tối ưu. Công nghệ này cho phép tái chế rác nhựa hỗn tạp, rác thải nhựa chưa được làm sạch và bị nhiễm bẩn như: Nhựa thu hồi từ rác sinh hoạt, nhựa từ rác công nghiệp. Đồng thời, có thể tái chế rác nhựa với các kích thước khác nhau, đặc biệt là xử lý rác nhựa kích thước lớn như ở dạng cuộn hoặc kiện… Quá trình nhiệt phân những loại nhựa có thành phần Cl (như PVC) sẽ không tạo ra dioxin như phương pháp đốt.

Ở Việt Nam công nghệ nhiệt phân đã được quan tâm tại Việt Nam khoảng 4 – 5 năm gần đây. Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu của các cơ sở khoa học như: Viện Nghiên Cứu Cơ Khí, Viện Dầu Khí, Trung tâm Hoá Dầu – Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, Doanh Nghiệp Khoa Học và Công Nghệ Công Nghệ Mới… Một số nhà máy trong lĩnh vực môi trường đã và đang triển khai ứng dụng như Công Ty môi Trường Xanh Hải Dương, Công Ty môi Trường Bình Phước, Công Ty môi Trường Xanh Huê Phương,… bước đầu đã thu được những kết quả khả quan.

Điều đó cho thấy, việc chọn đúng công nghệ xử lý thích hợp với địa phương có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), đưa đất nước phát triển theo hướng hiện đại, văn minh và bền vững.

B.T (t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ điện phân: Giải pháp tối ưu để xử lý chất thải rắn