Cự đà xanh thú nuôi độc lạ đe dọa hệ sinh thái địa phương

Tú Anh (t/h)|08/07/2019 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Loài cự đà xanh có thể xâm chiếm nơi làm tổ đẻ trứng của rùa da sắp tuyệt chủng bằng cách đào hang và làm vỡ trứng rùa da.

Trong những năm vừa qua, phong trào nuôi thú cưng độc lạ được nhiều người hưởng ứng. Tuy nhiên, vì là phong trào, rất nhanh đã lắng xuống. Sau khi tung tiền mua những thú cưng độc lạ, quý hiếm, chủ sở hữu chơi chán rồi lại thả về tự nhiên, để mặc những động vật này tự sinh tự diệt.

Trong số đó, có một số loài sinh sôi nảy nở rất mạnh, đe dọa hệ sinh thái của địa phương, cự đà xanh là một ví dụ điển hình nhất.

Theo những người đã tham gia bắt giữ cự đà xanh ở Bình Đông, Đài Loan, không thể đánh giá thấp những con cự đà xanh. Chúng có kích thước khoảng hơn một mét, nhưng có thể chạy với tốc độ tương đương với một con chó, rất khó để người bình thường đuổi kịp.

Hơn nữa, cự đà xanh rất linh hoạt, lại có màu trùng với màu của cây cỏ, hoa lá, rất khó phát hiện.

Trong thời gian gần đây, văn phòng nông nghiệp huyện Bình Đông và thành phố Cao Hùng đã nhận được rất nhiều báo cáo từ người dân, cho biết ngày càng có nhiều cự đà xanh xuất hiện khắp nơi. Cuối cùng, văn phòng phải thành lập biệt đội săn bắt cự đà xanh.

Cự đà xanh loài nuôi phổ biến tại Mỹ

Để săn được cự đà xanh, các tổ chức chính thức và phi chính phủ đã thử rất nhiều cách. Giáo sư Trần Thiêm Hỉ, giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Đông, đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu, thiết kế bẫy và phát hiện ra rằng, vì có thể tìm thấy nhiều thức ăn ở nơi hoang dã, cự đà xanh bỏ mồi trong lồng. Phương án đặt bẫy bằng thức ăn thất bại.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu và tình nguyện viên đã dùng đến cách thức thủ công, chế ra dụng cụ đặc biệt, chờ đến ban đêm, khi những con cự đà xanh ngủ để đi săn bắt.

Được biết, những con cự đà xanh đã hình thành một quần thể cự đà lớn, dần dần phá hoại hệ sinh thái của địa phương chúng sinh sống. Nếu không bị loại bỏ bớt, cự đà xanh sẽ triệt tiêu hệ sinh thái.

Ngoài việc phá hủy hệ sinh thái, cự đà xanh thường mang vi khuẩn salmonella, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chúng cũng thích khoan, đục vào các bức xi măng để làm chỗ trú ẩn. Điều này làm hỏng các cơ sở bảo tồn nước. Ở Mỹ, cự đà xanh đã từng đào tường gây sập nhà.

Các quan chức nông nghiệp tại Đài Loan cho biết, số lượng cự đà xanh hiện tại vẫn đang được kiểm soát thế nhưng nếu số lượng chim và chuột ăn trứng cự đà xanh giảm, số lượng cự đà xanh có thể sẽ lại bùng nổ, khó đối phó hơn.

Còn tại Bang Florida, Mỹ là một trong những nơi có lượng thú nuôi bò sát và lưỡng cư xâm lấn nhiều nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Florida phát hiện ra rằng buôn bán thú nuôi độc lạ là nguyên nhân dẫn đến số lượng bò sát và lưỡng cư xâm nhập bùng nổ. Bang Florida hiện là nơi ở của 137 loài bò sát và lưỡng cư. Trong đó loài cự đà xanh là một trong những thú nuôi độc lạ được nuôi nhiều nhất, được phát hiện ở bên ngoài phạm vi quản lý tại Miami bang Florida vào những năm 1960 và sau đó nuôi mở rộng đến các bang khác.

Cự đà là thú nuôi gây thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái địa phương bởi chúng thường xâm chiếm nơi làm tổ ấp trứng của loài rùa da có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách đào hang làm vỡ trứng rùa. Ngoài ra, chúng còn ăn cây chủ mà loài bướm xanh Miami dùng để đẻ trứng.

Số lượng trăn mốc đang sinh sôi nảy nở ở Florida do buôn bán thú cưng độc lạ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát tác động của trăn mốc tới những sinh vật ở công viên Quốc gia Everglades, thấy rằng tần suất xuất hiện của gấu mèo từ 2003 – 2011 giảm  còn 99,3%, chồn opssum còn 98,9%, loài linh miêu còn 87,5%.

Ngay cả thú cưng như cá, chó và mèo dường như vô hại cũng làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Ở Mỹ, cá là loài vật được nuôi phổ biến nhất nhưng hiện nay tổ chức quản lý nguồn nước sông Niagara (Buffalo Niagara Waterkeeper) cảnh báo việc thả cá ra biển qua bồn thoát nước nhà vệ sinh vì cá có thể mang và phát tán ký sinh trùng ra môi trường biển.

Hiện nay, thú nuôi độc lạ được các hộ gia đình ưa chuộng để nuôi giống như một con vật cưng truyền thống. Không giống như mèo và chó, thú nuôi độc lạ như cự đà thằn lằn không được thuần hóa và rất khó nuôi, nhiều gia đình thường thả chúng về tự nhiên. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự sống của các sinh vật khác mà còn đe dọa hệ sinh thái địa phương.

Thú nuôi độc lạ có nhu cầu phức tạp và môi trường khác biệt để có thể thích nghi với cuộc sống cùng người nuôi. Ví dụ như loài bò sát cự đà xanh sẽ trở nên tức giận, cắn và quất đuôi vào người chủ, nhiều loài có thể bị chết trong điều kiện môi trường hoàn toàn khác với môi trường tự nhiên.

Hiện nay việc nuôi thú cưng độc lạ vẫn đang phát triển mặc dù các nhà khoa học đã cảnh báo về sự ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương của các loài này. Nếu không có sự đào tạo huấn luyện của người nuôi, loài thú nuôi độc lạ này sẽ còn tiếp tục sinh sôi.

Tú Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cự đà xanh thú nuôi độc lạ đe dọa hệ sinh thái địa phương