Cúng Rằm Tháng Chạp cần chú ý điều gì?

Mai Anh|26/01/2021 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Rằm tháng Chạp là dịp lễ vô cùng quan trọng trong năm. Chính vì vậy trong ngày này chúng ta cần đặc biệt lưu tâm để tránh phạm phải những điều không nên.

Thời gian cúng Rằm tháng Chạp

Người xưa thường nói, trong tháng Chạp (tức tháng 12 âm) có 3 lễ cúng quan trọng không thể bỏ qua đó chính là: Cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên.

Chính vì thế, dù có bận rộn đến đâu thì người Việt cũng dành thời gian sắm lễ cúng cho 3 ngày này thật tươm tất.

Năm nay, ngày rằm tháng Chạp năm Canh Tý rơi vào thứ Tư, ngày 27/1/2021 dương lịch.

Tuy nhiên, theo lệ xưa các cụ truyền lại, lễ cúng này có thể được tiến hành vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày chính Rằm chứ không nhất thiết phải chỉ định vào 1 ngày duy nhất.

Ngoài ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.

Cúng Rằm tháng Chạp năm Tân Sửu giờ nào tốt?

Ngày 14 tháng Chạp âm lịch năm Canh Tý rơi vào ngày 26/1/2021 dương lịch, tức thứ Ba. Trong ngày hôm đó có các khung giờ hoàng đạo như sau:

Bính Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Mậu Thìn (7h-9h): Thanh Long
Kỷ Tị (9h-11h): Minh Đường
Nhâm Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Quý Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Ất Hợi (21h-23h): Ngọc Đường

Còn ngày chính rằm, ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý tức thứ Tư, ngày 27/1/2021 gồm các khung giờ hoàng đạo sau:

Đinh Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
Canh Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Nhâm Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Quý Mùi (13h-15h): Minh Đường
Bính Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
Đinh Hợi (21h-23h): Bảo Quang

Căn cứ vào các khung giờ hoàng đạo trên, gia chủ có thể sắp xếp và lựa chọn thời gian phù hợp để thuận tiện tiến hành nghi lễ thờ cúng của gia đình mình.

Tuy nhiên, theo lời các cụ xưa truyền lại thì lễ cúng thường sẽ được thực hiện vào ban ngày hoặc tầm chiều tối. Nên cố gắng sắp xếp công viêc để không làm lễ quá muộn, tốt nhất trước khi trời tối.

Trong ngày 14 tháng Chạp, giờ Thìn (7h-9h), giờ Tị (9h-11h) và giờ Thân (15-17h) được coi là khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng ngày Rằm cuối cùng của năm Canh Tý.

Trong ngày chính Rằm, giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h) và giờ Mùi (13h-15h) khá tốt cho việc tiến hành nghi lễ cúng Rằm.

Lưu ý: Không làm lễ cúng rằm khi đã qua ngày chính rằm tháng Chạp, có thể làm lễ cúng trước rằm, tức ngày 14 hoặc làm vào ngày chính rằm, 15 tháng Chạp.

Văn khấn Rằm tháng Chạp tại gia chuẩn nhất:

Văn khấn thổ công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Thần Quân Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Mai Anh

   
Bài liên quan
  • Mâm cơm cúng Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
    Moitruong.net.vn – Cúng rằm tháng Chạp là Lễ cúng rằm cuối cùng trong năm. Vào ngày này, người ta thường biện mâm lễ với tấm lòng thành kính để dâng lên Thần Phật, tổ tiên, mong cầu cho các thành viên trong gia đình bình an, hạnh phúc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cúng Rằm Tháng Chạp cần chú ý điều gì?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.