(Moitruong.net.vn) – Do chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), màu xanh của cây trồng giữa không gian đã biến mất, chỉ thấy nhà kính, nhà lưới bao phủ khiến hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng. TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang mất dần vẻ đẹp vốn có…
Lần đầu tiên Việt Nam cử bệnh viện dã chiến tới Nam Sudan
Sở TN&MT Quảng Bình từ chối việc Công ty cổ phần xi măng sông Gianh xin nhập hạt Nix
Đà Lạt là thành phố đứng đầu cả nước về ứng dụng NNCNC
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định: Đà Lạt là thành phố đứng đầu cả nước về ứng dụng NNCNC. Tuy nhiên tình trạng nhà kính, nhà lưới phát triển ồ ạt đã dẫn đến nhiều hệ lụy đặt ra vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân Đà Lạt từ việc đẩy mạnh NNCNC là điều không còn gì phải bàn cãi. Nếu nông dân ở những vùng khác chỉ thu nhập mỗi năm khoảng 60 triệu đồng/ha thì với Đà Lạt đạt trung bình 320 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 40% doanh thu. Đặc biệt, những hộ thu nhập từ 1 đến vài tỷ đồng/ha là dễ tìm thấy.
Theo định hướng của tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020, diện tích canh tác rau khoảng 20.000ha, trong đó 75% diện tích ứng dụng CNC; diện tích canh tác hoa khoảng 2.800ha, trong đó 90% diện tích ứng dụng CNC.
Đà Lạt đẹp xinh, tươi xanh, đầy sức sống với cỏ cây, hoa lá, rừng thông – những gam màu xanh, đỏ, tím, hồng… rực rỡ sắc màu như reo vui, đón chào du khách?. Giờ đây, chỉ cần qua khỏi nội ô thành phố bán kính 3-4km, đi đến đâu cũng chỉ thấy toàn một màu trắng đục của nhà kính bao phủ khắp các cánh đồng, thung lũng, tẻ nhạt và chán ngắt!.
Không chỉ nông dân TP.Đà Lạt, nhiều năm qua, nhiều cá nhân, doanh nghiệp từ các tỉnh, thành trong cả nước cũng đổ xô đến thành phố này tập trung đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nhân rộng diện tích nhà kính tràn lan.
Việc khuyến khích Đà Lạt phát triển theo hướng “chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao” và những nông dân, doanh nhân gắn bó với ghề trồng trọt mặc nhiên làm theo mô hình “trồng trong nhà kính” dẫn đến tình trạng TP. Đà Lạt toàn nhà kính, bao phủ khắp nơi đã biến thành phố này vốn được ví như nàng công chúa diễm kiều trở nên nhem nhuốc, mất hẳn vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy vốn có.
Là người có nhiều năm nghiên cứu về hệ sinh thái Đà Lạt và các vùng liên quan, Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam bày tỏ lo ngại: Xây dựng nhà kính tràn lan sẽ gây 3 tác động tiêu cực cho môi trường là tăng nhiệt độ, ảnh hưởng đến chất lượng đất và ô nhiễm nguồn nước. Đà Lạt đang “nóng” vì nhà kính sát nhau, không còn khoảng trống cho sự bay hơi và thoát nhiệt.
“Theo ghi nhận nhiệt độ ở những khu nhà kính tăng trung bình 3 – 5 độ C so với những khu vực khác trong cùng điều kiện thời tiết. Chúng tôi đã ghi nhận được những số liệu cho thấy nhiệt độ trung bình của Đà Lạt đã tăng trung bình 1 – 1,5 độ C và biên độ nhiệt giãn thêm 3 độ C trong 10 năm qua”, TS Long chia sẻ trên Nông nghiệp.
Không chỉ phá vỡ cảnh quan, tình trạng nhà kính bao phủ còn khiến cho Đà Lạt chịu những tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu, môi trường. Khoảng 4 năm trở lại đây, hầu hết tại 12 phường, TP.Đà Lạt và huyện Đơn Dương lân cận (cách TP.Đà Lạt khoảng 50-60km) xảy ra những trận lũ lụt kinh hoàng, thậm chí là những trận lụt lịch sử, nước ngập trên một số tuyến đường, khu dân cư cả mét. Cá biệt, có những căn nhà bị ngập sâu gần nóc nhà.
Điển hình như trận lũ lớn xảy ra chiều ngày 1-6-2015, tại khu vực đường Hoàng Văn Thụ – Mạc Đĩnh Chi, P.5, TP.Đà Lạt. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Nghĩa, chị Đặng Thị Thanh Hằng cùng 2 con trai 4 tuổi và 4 tháng tuổi bị mắc kẹt trong nhà khi lũ dâng cao gần 2m. May được sự hỗ trợ của 2 thanh niên. Họ cắt điện, dỡ mái tôn nhà, cứu thoát 4 người ra khỏi căn nhà đang bị dòng nước lũ nhấn chìm, trước khi lực lượng chức năng đến ứng cứu.
Những năm sau đó, nhiều trận mưa lớn khiến nhiều nhà dân tại các phường trong nội đô TP.Đà Lạt và huyện Đơn Dương bị cuốn trôi nhiều tài sản, hoa màu… Nhiều vùng đất, con đường bị sình lầy, những vườn rau, hoa của người dân bị ngập úng, thất thu…
Quỳnh Dao (T/h)