Đà Nẵng: Hướng dẫn sử dụng dữ liệu tiêm chủng kết hợp vào mã QR khai báo y tế

Đức Biền|27/09/2021 14:16
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ngày 27/9, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đã tích hợp dữ liệu tiêm chủng vào mã QRCode khai báo y tế để sẵn sàng phục vụ người dân, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng khi Thành phố quyết định áp dụng thông tin tiêm vắc xin phục vụ mở hoạt động tại một số cơ sở, khu vực đông người, có nguy cơ lây nhiễm cao.

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng hướng dẫn người dân và các chủ cơ sở, điểm đến sử dụng Ứng dụng như sau:

Đối với người dân: Thực hiện khai báo y tế và nhận QRCode: Người dân khai báo y tế theo một trong các cách: Qua ứng dụng “DaNang Smart City”; Zalo “Tổng đài 1022 Đà Nẵng” hoặc truy cập https://khaibaoyte.danang.gov.vn. Người dân sử dụng thiết bị điện thoại, máy tính bảng, máy tính có kết nối Internet. Trường hợp số ít người dân không có thiết bị kết nối Internet hoặc không có điện thoại thông minh: Sử dụng chức năng “khai hộ”, sau đó chụp/in lại ảnh QRCode hoặc người đi cùng “khai hộ” và xuất trình tại các điểm đến. Khi khai báo y tế cần nhập đúng thông thông tin khai báo lúc đi tiêm vắc xin, đặc biệt là Họ và tên, số CMND/CCCD, số điện thoại di động đã được đăng ký lúc đi tiêm. Trong trường hợp dữ liệu hiển thị không chính xác về thông tin tiêm chủng là do việc khai báo không thống nhất CMND với CCCD, hoặc khai báo không trùng số điện thoại trong mỗi lần tiêm.

QRCode sau khi khai báo

Sau khi khai báo y tế, hệ thống cấp trả về mã QRCode với các thông tin đã khai báo, trong đó có các thông tin chính như: Họ tên, số lượng mũi tiêm vắc xin, màu nhận diện, theo đó: Người dân khai báo y tế có thông tin bình thường và đã tiêm 02 mũi vắc xin hoặc F0 đã khỏi bệnh trong 06 tháng: QRCode trả về có nền màu Xanh;  Người dân khai báo y tế có thông tin bình thường và đã tiêm 01 mũi vắc xin (từ 14 ngày trở lên): QRCode trả về có nền màu Vàng; Người dân khai báo y tế có thông tin bình thường, chưa tiêm vắc xin, hoặc đã tiêm 01 mũi nhưng chưa đủ 14 ngày, hoặc hệ thống chưa có dữ liệu tiêm vắc xin: QRCode trả về có nền màu Trắng; Người dân khai báo y tế ở khu phong tỏa (nguy cơ rất cao “vùng đỏ” không tham gia các hoạt động): QRCode trả về sẽ có thêm dòng thông báo.

Hướng dẫn tra cứu thông tin qua tiêm vaccine qua app Đà Nẵng Smart City

Hiện nay, dữ liệu tiêm vắc xin được thu thập, tổng hợp từ Nền tảng tiêm chủng đến thời điểm 0h ngày 24/9/2021; đồng thời thông tin liên quan đến một số người đã tiêm có dữ liệu chưa chính xác hoặc thiếu. Để thuận lợi cho người dân, Sở TT&TT mở kênh tra cứu thông tin để thực hiện việc hiệu chỉnh thông tin tiêm vắc xin như sau. Tra cứu: Chọn chức năng “Covid-19”, tiếp đến chọn “Tra cứu tiêm chủng” trên app “Danang Smart City”. Hoặc chọn menu “K.báo Covid”, chọn “Tra cứu tiêm chủng” trên ứng dụng Zalo “Tổng đài 1022 Đà Nẵng”.

Trường hợp thông tin tiêm của người khai báo chưa có hoặc chưa đủ, chưa khớp; dẫn đến không hiển thị mũi tiêm trên QRCode, người dân đề nghị hiệu chỉnh thông tin như sau: Vào Cổng Dịch vụ công Đà Nẵng (https://dichvucong.danang.gov.vn), chọn menu “Xác nhận thông tin đã tiêm vắc xin” để cung cấp thông tin. Hoặc truy cập http://bit.ly/xacnhanthongtintiem để cung cấp thông tin.

Đối với các chủ cơ sở, điểm đến: Triển khai nhận diện, kiểm tra QRCode qua thẻ màu, thông tin hiển thị trên QRcode, thực hiện quét QRcode 100% người dân vào/đến theo quy định.

Tùy vào điều kiện thực tế, các cơ sở, điểm đến có thể thực hiện quét QRCode theo một trong các cách sau: Sử dụng ứng dụng “eTicket Đà Nẵng” cài đặt trên máy tính bảng, điện thoại thông minh (cần đăng ký tài khoản trên ứng dụng và đăng nhập để sử dụng chức năng Checkin/Checkout); Sử dụng máy tính bảng, điện thoại gắn trên chân đế cho người dân tự quét, không tiếp xúc gần với nhân viên kiểm soát; Sử dụng thiết bị/thùng quét QRCode chuyên dụng, kết nối với máy tính hoặc điện thoại thông minh và quét trên website https://qrcode.danang.gov.vn.; Sử dụng webcam trên laptop hoặc webcam (rời) kết nối với máy tính/laptop để quét QRCode qua phần mềm chuyên dụng; Sử dụng camera IP kết nối (qua wifi) với máy tính/laptop/máy tính bảng (Android) để quét QRCode, kiểm soát từ xa qua phần mềm/app chuyên dụng; Sử dụng camera nhận diện khuôn mặt (đối với cơ quan, doanh nghiệp nhiều lao động, cần lưu thông người nhanh).

Sử dụng thông tin thông báo, cảnh báo khi quét QRCode (trên màn hình thiết bị quét, âm thanh trên loa) như:  QRCode hợp lệ; QRCode không hợp lệ (chưa khai báo); Đã khai báo y tế nhưng có cảnh báo về triệu chứng sốt, ho…, đi về/đến từ/ở vùng dịch hoặc có tiếp xúc với người nghi nhiễm…Để triển khai các nghiệp vụ kiểm soát, ngăn chặn, liên hệ cơ quan y tế hướng dẫn, xử lý đối với các trường hợp đến “có nguy cơ về COVID” theo quy định về phòng chống dịch COVID-19.

Đức Biền

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đà Nẵng: Hướng dẫn sử dụng dữ liệu tiêm chủng kết hợp vào mã QR khai báo y tế
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.