Sáng ngày 20/11, triều cường tiếp tục dâng cao ở TP Hạ Long (Quảng Ninh), nhiều chỗ sâu gần 1m khiến các phương tiện giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
Ảnh hưởng của bão số 6 và mưa lũ sau bão, Quảng Bình ghi nhận nhiều người thương vong, gần 34.500 hộ dân bị ngập... Tổng thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 500 tỷ đồng.
Sáng sớm 19/10/2024, khu vực chợ Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã bị ngập nặng do triều cường tiếp tục dâng cao. Đợt triều cường này trùng với thời điểm các tiểu thương bắt đầu dọn hàng ra bán, gây nhiều khó khăn cho việc kinh doanh.
Mực nước vùng hạ lưu sông Đồng Nai và trên sông La Ngà đang lên cao có nguy cơ gây ngập lụt, ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống của người dân khu vực trũng thấp ven sông suối.
Sáng nay (16/10), mực nước tại nhiều trạm khu vực Nam Bộ đã ở mức báo động 3 và trên báo động 3, TP Hồ Chí Minh phải đối mặt với nguy cơ ngập do triều cường tiếp tục dâng cao trong những ngày tới.
Hiện nay, mực nước trên các trạm vùng ven biển, sông lớn ĐBSCL đang trong kỳ đạt đỉnh triều cường, phổ biến xấp xỉ và thấp hơn báo động 1, riêng tại các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp mực nước lũ dâng cao.
Mưa lớn trên diện rộng vào chiều tối ngày 08/10, đã khiến nhiều tuyến đường trong nội ô thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) ngập sâu và nước suối Rạt liên tục dâng cao.
Quảng Ngãi đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát và có kế hoạch đóng cầu sông Vệ cũ, cấm phương tiện lưu thông qua lại khi lũ trên sông Vệ đạt mức báo động 3 trở lên.
Do tình hình mưa lớn, mực nước sông Hồng, đoạn qua địa phận thành phố Yên Bái (Yên Bái) lên trên báo động 3, tràn vào một số tuyến phố giáp bờ sông. Đây là lần thứ 2 trong gần 1 tháng người dân Yên Bái lại tiếp tục chạy lũ.
Do lưu vực hồ Thác Bà tiếp tục có mưa to đến rất to, các hồ thủy điện phía thượng nguồn trên lưu vực tiếp tục xả lũ, để đảm bảo vận hành an toàn công trình.
Kể từ đầu thế kỷ 20, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong ít nhất 3.000 năm qua, và tốc độ tăng đang ngày càng nhanh.
Với tốc độ lưu thoát như hiện nay, vùng thấp trũng, ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức còn ngập lụt 4-6 ngày tới; vùng ven sông Tích thuộc huyện Thạch Thất, Quốc Oai là 3-5 ngày.
Trong sáng nay (23/9), lũ sông Bùi tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 7,45m, sông Tích ở mức 8,45m. Hà Nội còn 12.948 người bị ngập lụt, tập trung ở các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai...
Trước tình hình mực nước các sông đang lên nhanh, Thanh Hóa đã phát lệnh báo động 2 trên sông Lèn và hạ lưu sông Mã, đồng thời yêu cầu các địa phương triển khai công tác ứng phó.
Ngày 20/9, mực nước trên sông Tiền đã trên báo động 3, mực nước sông Hậu xấp xỉ báo động 3. Tuy nhiên, nước lũ trên các sông ở miền Tây được dự báo tiếp tục dâng cao trong 2 ngày tới, cảnh báo ngập cơ ngập úng tại nhiều khu vực.
Sáng 13/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội vừa ban hành Lệnh rút lệnh báo động lũ trên sông Hồng, sông Đuống và tại địa phận các quận, huyện ven sông.