>>> Gia Lai: Khẩn trương khắc phục bãi rác ô nhiễm la Yok
>>> Đà Nẵng: Dự án Phương Trang trở thành “bãi rác” đổ xà bần, UBND quận Liên Chiểu đang ở đâu?
Người dân trục vớt nhà bị sụp xuống sông. Ảnh: Hoà Hội.
Tình trạng sụp lún, sạt lở đất ven sông xảy ra ở khắp các địa phương ven biển trong tỉnh Cà Mau. Ông Lê Thanh Triều, giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau nói: “Các điểm sạt lở xảy ra ở khu vực đông dân cư, ngã ba sông, thuận tiện buôn bán “trên bến dưới thuyền”. Vì thế, khi chuyển bà con đi nơi khác rất khó khăn trong việc giải quyết sinh kế cho họ”.
Cà Mau có hơn 10.000 km chiều dài sông, rạch…bậc nhất vùng ÐBSCL. Nếu mỗi năm, hai bên bờ sông lở sâu vào bờ một tấc (10 cm) thì bình quân, trong 10 năm gần đây, toàn tỉnh mất đi khoảng 2.000 ha đất ven sông, bằng diện tích đất sản xuất của một xã cỡ lớn ở Cà Mau.
Xã cù lao Tân Bình, huyện Thanh Bình (Ðồng Tháp) 5 năm trước từng là điểm nóng về sạt lở. Sóng đánh vào bờ cù lao nham nhở, cuốn mất nhiều nhà cửa, cây cối. Ðặc biệt là trận lở lớn nhất hồi năm 2013 cuốn nhiều căn nhà xuống sông, đe dọa nghiêm trọng hàng trăm hộ dân. Ngay sau đó, UBND tỉnh Ðồng Tháp xây dựng tuyến dân cư tại xã Tân Bình, cách sông Tiền gần cây số. Ðồng thời, tỉnh chỉ đạo di dời ngay trên 600 hộ dân ven sông vào tuyến dân cư này.
Chủ tịch UBND xã Tân Bình, Nguyễn Minh Bằng giới thiệu, xã đã hoàn thành xong việc đưa dân vùng sạt lở vào 3 cụm, tuyến dân cư an toàn cách nay hơn 3 năm. “Ðến nay trên toàn địa bàn xã cặp sông Tiền khoảng 8 km không còn hộ dân nào bị ảnh hưởng nữa”, ông Bằng nói.