Đề nghị không tăng giá sách giáo khoa mới so với sách hiện hành

Lê An (t/h)|24/02/2020 08:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi Chính phủ, báo cáo và đề xuất một số nội dung liên quan đến giá sách giáo khoa mới.

Theo văn bản số 115/BGDĐT –KHTC ngày 14.1.2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị: “Chính phủ giao Bộ Tài chính đề nghị các nhà xuất bản thực hiện kê khai giá theo Luật Giá 2012.

Theo đó, các NXB thực hiện kê khai giá theo Luật giá năm 2012. Trong đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, trình Chính phủ mức giá kê khai sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới đảm bảo không vượt mức giá kê khai bộ sách giáo khoa của NXB Giáo Dục đã bán ra thị trường cho năm học 2019-2020, vận dụng định mức biên soạn của bộ sách giáo khoa hiện hành để rà soát mức giá kê khai của các bộ sách giáo khoa mới thực hiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục do Nhà nước định giá. Hình thức định giá là giá tối đa, cơ quan có thẩm quyền định giá tối đa là Bộ Tài chính để thực hiện từ năm 2021.

Về đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20.2, Bộ Tài chính có văn bản gửi các nhà xuất bản, về ý kiến đề xuất mà Bộ Giáo dục đưa ra.

Bộ Tài chính đề nghị các NXB không tăng giá SGK mới.

Bộ Tài chính đề nghị các NXB tham gia công tác biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa mới phải kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất kinh doanh, chủ động triển khai các biện pháp chi phí, xác định giá sách giáo khoa đảm bảo nguyên tắc cân đối hài hòa giữa lợi ích kinh tế doanh nghiệp và mục đích phục vụ xã hội.

Thời điểm này, theo thông tin từ các NXB thì SGK mới được trình bày, in ấn đẹp so với sách hiện hành để có tính cạnh tranh cao hơn. Dẫu thế, dư luận cũng lo ngại việc giá SGK có biến động mạnh nếu không quy định khống chế giá trần. Trước đó, NXB Giáo dục Việt Nam đã thông tin, theo báo cáo tài chính các năm qua, thì việc in ấn, phát hành SGK đều lỗ trên dưới 40 tỉ đồng/ năm…Nhiều băn khoăn cũng được đặt ra, nếu SGK in ấn đẹp hơn mà giá không tăng, rõ ràng các doanh nghiệp làm SGK sẽ phải đặt lên bàn cân bài toán kinh tế…

Theo lộ trình, trước tháng 3-2020, các địa phương phải thành lập hội đồng và công bố kết quả lựa chọn trong danh mục SGK được Bộ GD-ĐT lựa chọn. Việc chọn SGK lớp 1 mới năm học 2020-2021 sẽ do các trường phổ thông thực hiện, từ năm sau sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định.

Lê An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị không tăng giá sách giáo khoa mới so với sách hiện hành