EVN cho biết tập đoàn đã ký hợp đồng mua bán điện với 3 chủ đầu tư dự án điện rác nhưng tổng công suất còn rất nhỏ – chỉ 9,03 MW. Trong đó, Nhà máy Phát điện Gò Cát công suất 2,43 MW, Nhà máy Xử lý chất thải rắn phát điện Cần Thơ 6 MW và Nhà máy Xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu xử lý rác Nam Sơn 0,6 MW.
>>>Hà Tĩnh: Tiêu hủy gần 800 con lợn bị lở mồm long móng
>>>Hệ lụy về môi trường từ việc nhập khẩu sắt, thép phế liệu
Bên trong nhà máy xử lý chất thải rắn – phát điện có vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng vừa đưa vào vận hành ở TP Cần Thơ. Ảnh: Ca Linh
Các dự án điện rác đem lại hiệu quả cao về mặt môi trường, nhiều nhà đầu tư hào hứng nhưng lại không dễ làm. Là một trong những đô thị có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cực lớn, cao điểm lên tới 9.300 tấn/ngày, TP HCM đã ban hành bộ tiêu chí kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký đấu thầu xử lý rác sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện. Theo đó, các dự án được kêu gọi phải đạt công suất 1.000 tấn/ngày với đơn giá xử lý không quá 21 USD/tấn và xử lý được rác sinh hoạt chưa qua phân loại, đồng thời bảo đảm thiết bị, máy móc mới 100%.
Không riêng TP HCM, nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… cũng tích cực kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa các dự án điện rác nhằm xử lý một cách có hiệu quả khối lượng rác thải phát sinh.
Về phía nhà nước, do xác định điện rác là nguồn năng lượng được ưu tiên đặc biệt vì mục đích xử lý ô nhiễm môi trường nên giá mua điện đối với dự án điện đốt chất thải rắn trực tiếp là 10,05 cent/KWh – cao hơn giá mua điện gió và điện mặt trời. Ngoài ra, giá điện đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải rắn là 7,28 cent/KWh.
Nếu nhìn vào lượng rác thải sinh hoạt hiện tại cần xử lý tại các đô thị, địa phương có quy mô dân số lớn thì thấy tiềm năng cho các dự án điện rác khá dồi dào. Bởi vậy, không ít doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư về thiết bị đã mạnh dạn “đổ tiền” vào điện rác. Thế nhưng, trên thực tế, để triển khai một dự án điện rác lại không hề dễ dàng.
“Dự kiến, nếu làm hết năng lực thì cả nước cũng có không quá 200 MW điện từ rác – quá nhỏ bé so với tổng công suất điện cả nước. Ngoài ra, tính ổn định đầu vào của nguyên liệu rác cũng đáng lo ngại nếu như cơ quan chức năng không cam kết bảo đảm cho các dự án” – một chủ đầu dự án dự báo.
Mặt khác, theo giới chuyên gia, để đáp ứng được yêu cầu xử lý rác thải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đòi hỏi công nghệ rất khắt khe. Phần lớn công nghệ đốt rác phát điện của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản được thiết kế để đốt phần hữu cơ còn lại sau phân loại để tận thu vật liệu tái chế. Khi áp dụng vào Việt Nam. Phương án khác là sử dụng công nghệ lò đốt trên ghi động, áp dụng với nhiên liệu là chất thải rắn đô thị chưa phân loại nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư được.
Hoài Thương (T/h)