Đồng Tháp: Đảm bảo đủ nước cho 216.200 ha cây trồng chống hạn mặn

Phương Nhi|07/03/2022 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tỉnh Đồng Tháp đề ra mục tiêu đảm bảo đủ nước tưới cho 216.200 ha diện tích gieo trồng vụ Hè Thu năm 2022.

Đối với việc bảo đảm nước tưới, tỉnh Đồng Tháp đã có 1.087 trạm bơm điện và hàng trăm trạm bơm dầu góp phần giải quyết đủ nước tưới tiêu cho gần 100% diện tích lúa và hoa màu năm 2022.

Trong đó, có 186.000 ha lúa; 34.000 ha hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày; 40.117 ha cây lâu năm; 6.700 ha nuôi trồng thủy sản; 115.000 ha lúa Thu Đông và nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết để chống hạn, xâm nhập mặn, tỉnh tập trung thực hiện nạo vét các công trình kênh trục, kênh tạo nguồn do tỉnh quản lý đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt từ nguồn vốn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, vốn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa, đối với các công trình cấp nước sinh hoạt, công trình nuôi trồng thủy sản và công trình tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm cung cấp nước kịp thời cho hệ thống các kênh rạch nội đồng, đảm bảo đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Đối với các công trình kênh rạch do cấp huyện quản lý, tỉnh ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư và khẩn trương nạo vét các kênh cạn kiệt ở các khu vực có khả năng gây thiếu nước bơm tưới; tháo dỡ các chướng ngại vật gây cản trở dòng chảy, nhằm đảm bảo đưa nguồn nước tưới tới đất sản xuất của người dân.

UBND tỉnh chỉ đạo cho các Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tập trung kiểm tra, sửa chữa và vận hành các trạm bơm, chủ động bơm tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây lúa và cây trồng cạn (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt,…) đối với các vùng khó khăn về nước tưới; đồng thời bố trí lịch xuống giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã tập trung chỉ đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ đường nước phối hợp với các đoàn thể và người dân tổ chức nạo vét, tu sửa các kênh mương nội đồng; nạo vét các bể hút các trạm bơm; tu sửa bờ bao, cống đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất, khuyến khích áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

UBND tỉnh chỉ đạo biện pháp phi công trình cho chống hạn theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, mực nước trong mùa khô, rà soát, kiểm tra các công trình kênh mương, cống đập để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.

Trạm bơm điện xã Mỹ Quí, huyện Tháp Mười cung cấp nước tưới cho hàng nghìn ha lúa Hè Thu. Ảnh: TTXVN

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết để chống hạn, xâm nhập mặn, tỉnh tập trung thực hiện nạo vét các công trình kênh trục, kênh tạo nguồn do tỉnh quản lý đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt từ nguồn vốn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, vốn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa, đối với các công trình cấp nước sinh hoạt, công trình nuôi trồng thủy sản và công trình tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm cung cấp nước kịp thời cho hệ thống các kênh rạch nội đồng, đảm bảo đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Đối với các công trình kênh rạch do cấp huyện quản lý, tỉnh ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư và khẩn trương nạo vét các kênh cạn kiệt ở các khu vực có khả năng gây thiếu nước bơm tưới; tháo dỡ các chướng ngại vật gây cản trở dòng chảy, nhằm đảm bảo đưa nguồn nước tưới tới đất sản xuất của người dân.

UBND tỉnh chỉ đạo cho các Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tập trung kiểm tra, sửa chữa và vận hành các trạm bơm, chủ động bơm tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây lúa và cây trồng cạn (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt,…) đối với các vùng khó khăn về nước tưới; đồng thời bố trí lịch xuống giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã tập trung chỉ đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ đường nước phối hợp với các đoàn thể và người dân tổ chức nạo vét, tu sửa các kênh mương nội đồng; nạo vét các bể hút các trạm bơm; tu sửa bờ bao, cống đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất, khuyến khích áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

UBND tỉnh chỉ đạo biện pháp phi công trình cho chống hạn theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, mực nước trong mùa khô, rà soát, kiểm tra các công trình kênh mương, cống đập để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường các biện pháp quản lý công trình thủy lợi theo phân cấp; quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống thất thoát nước để cung cấp, phân phối nước hợp lý, hiệu quả, chủ động lịch thời vụ xuống giống vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2022 theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bố trí lịch bơm tưới nước hợp lý, tưới tiết kiệm trong điều kiện nguồn điện phục vụ mùa khô có khả năng thiếu hụt.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp rà soát các vùng sản xuất, khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đối với các vùng có khó khăn về nguồn nước, các địa phương hướng dẫn người dân chuyển từ trồng lúa sang trồng một số loại cây hoa màu tận dụng giống lúa ngắn ngày, giống chịu hạn phù hợp với điều kiện từng vùng, địa phương, áp dụng các mô hình, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm hiệu quả, thích hợp

Phương Nhi

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng Tháp: Đảm bảo đủ nước cho 216.200 ha cây trồng chống hạn mặn