Đột quỵ gia tăng khi trời lạnh, người cao tuổi và trẻ nhỏ cần chú ý

Mai Anh|05/01/2023 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trời tiết chuyển lạnh đột ngột là nguyên nhân gây gia tăng đột quỵ ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Người dân cần nhận biết được các biểu hiện của đột quỵ để đến bệnh viện sớm nhất.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới sau ung thư và tim mạch, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Thống kê của Hội Đột quỵ não Việt Nam cho thấy mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người bị bệnh lý này. Đặc biệt, bệnh đột quỵ thường gia tăng khi trời lạnh và khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong, tàn phế hàng đầu nhưng chỉ rất ít trường hợp đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện trong 6 giờ đầu - thời gian vàng để cứu sống người bệnh.

nguoi-gia.jpeg
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Trung ương 108.

Không chỉ người già, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị tác động khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Ghi nhận thực tế tại Khoa Khám bệnh Đa khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng trẻ đến thăm khám do giá lạnh kéo dài tăng cao, mỗi ngày tại đây tiếp nhận hàng trăm ca, trong đó trẻ mắc bệnh hô hấp là đông hơn cả.

Theo các bác sĩ, nhiệt độ giảm sâu rất nguy hại đến sức khỏe của trẻ, nhất là bé dưới hai tuổi, trẻ có nguy cơ nhập viện do hen, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp. Một số trường hợp bị viêm mũi dị ứng, viêm họng, sốt, ho, chảy mũi, viêm mũi... Thời tiết lạnh cũng tạo điều kiện cho virus phát triển, khiến hệ miễn dịch trẻ suy giảm, chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc.

gười già, trong những ngày thời tiết rét đậm kéo dài luôn phải mặc ấm, hạn chế tối đa việc ra ngoài vào ban đêm hoặc dậy sớm tập thể dục khi ngoài trời lạnh sâu. Tránh những nơi gió lùa, không nên thay đổi cơ thể nóng lạnh đột ngột, ăn đủ chất dinh dưỡng, kiểm soát huyết áp. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh khi chưa được thăm khám và tư vấn của bác sĩ.

Những người mắc bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... tuyệt đối tuân thủ y lệnh của bác sĩ trong quá trình theo dõi sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị bệnh tại nhà.

Để phòng bệnh cho trẻ nhỏ, theo BS. Nguyễn Hoàng Phong - Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tập trung nơi đông người và nên đeo khẩu trang cho trẻ, không để cho trẻ thay đổi thân nhiệt đột ngột,...

Song song với các biện pháp bên ngoài, phụ huynh cũng nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý để có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại các dịch bệnh.

Các bệnh hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen suyễn... là bệnh thường gặp và rất nguy hiểm đối với trẻ em. Ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ho, sổ mũi, khò khè, quấy khóc, bỏ bú, thở nặng nề, thở nhanh, hổn hển... phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và được điều trị kịp thời. Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tự điều trị hoặc điều trị dựa vào đơn thuốc cũ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đột quỵ gia tăng khi trời lạnh, người cao tuổi và trẻ nhỏ cần chú ý