F0 không triệu chứng có cần uống thuốc?

Thùy Anh|16/02/2022 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bác sĩ Quốc Tuấn, bệnh viện Quân y 103, khuyến cáo bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng không dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ.

Những bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thường không có suy hô hấp, chỉ số SpO2 trên 95%, nhịp thở dưới 20 lần mỗi phút. Bất cứ người bệnh nào cũng chỉ nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, bởi, thuốc điều trị luôn là con dao hai lưỡi, theo bác sĩ Tuấn. Nếu không thực sự cần thiết, bệnh nhân không nên sử dụng, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Các F0 không triệu chứng phải tuân thủ chặt chẽ quy định tự cách ly ở khu vực riêng biệt, tránh tiếp xúc với người xung quanh, sát khuẩn hàng ngày và đảm bảo kết nối thường xuyên với nhân viên y tế để được theo dõi. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý ăn uống đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng và chuẩn bị sẵn các loại thuốc thiết yếu.

Ảnh minh họa.

Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật tạo hình, tái tạo – Bệnh viện Bỏng Quốc gia, cho biết, F0 điều trị tại nhà nói chung và F0 không triệu chứng nói riêng cần dự phòng một số loại thuốc và vật tư y tế sau:

Thuốc dự phòng

1. Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…

2. Nhóm thuốc chữa ho.

3. Nhóm thuốc tiêu chảy.

4. Nước súc miệng.

5. Cồn sát trùng.

6. Các thuốc cho bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần).

7. Thuốc xịt mũi các loại.

8. Vitamine C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, ho.

9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải (rất quan trọng khi sốt và nhiễm Covid-19). Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ lượng nước để duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giúp bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn.

Đây là các thuốc cần có sẵn trong nhà, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất ngờ. Đặc biệt, triệu chứng của Covid-19 hay xuất hiện vào ban đêm nên cần chuẩn bị sẵn.

Vật tư y tế dự phòng

1. Nhiệt kế.

2. Máy đo SpO2.

3. Que test nhanh.

4. Khẩu trang.

5. Găng tay.

6. Các máy theo dõi bệnh nền.

Những vật tư này cần thiết để người bệnh tự cách ly, tự theo dõi.

Nhóm thuốc không nên dự phòng, tự điều trị

1. Kháng sinh

2. Kháng viêm

3. Kháng virus

Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân. Người bệnh lưu ý không tự mua và dùng thuốc, bởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thùy Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
F0 không triệu chứng có cần uống thuốc?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.