Hà Nội quy hoạch 8 tuyến buýt nhanh

(Theo KT&ĐT)|02/04/2016 07:59
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

8 tuyến xe buýt nhanh gồm: Kim Mã – Lê Văn Lương – Yên Nghĩa; Ngọc Hồi – Phú Xuyên; Sơn Đồng – Ba Vì; Phù Đổng – Bát Tràng – Hưng Yên; Gia Lâm – Mê Linh; Mê Linh – Sơn Đồng – Yên Nghĩa – Ngọc Hồi – Quốc Lộ 5 – Lạc Đạo; Ba La – Ứng Hòa; Ứng Hòa – Phú Xuyên.

buytn

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg, giai đoạn đến năm 2020, xe buýt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần vận tải của hệ thống giao thông công cộng Thủ đô Hà Nội.
Xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 8 tuyến và 3 tuyến quá độ khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị hoặc monorail (đường một ray).
8 tuyến xe buýt nhanh (BRT):
1. Kim Mã – Lê Văn Lương – Yên Nghĩa, chiều dài khoảng 14km
2. Ngọc Hồi – Phú Xuyên (đi theo Quốc lộ 1 cũ), chiều dài khoảng 27km
3. Sơn Đồng – Ba Vì, chiều dài khoảng 20km
4. Phù Đổng – Bát Tràng – Hưng Yên, chiều dài khoảng 15km
5. Gia Lâm – Mê Linh (Vành đai 3), chiều dài khoảng 30km
6. Mê Linh – Sơn Đồng – Yên Nghĩa – Ngọc Hồi – Quốc Lộ 5 – Lạc Đạo (Vành đai 4), chiều dài khoảng 53km
7. Ba La – Ứng Hòa chiều dài khoảng 29km
8. Ứng Hòa – Phú Xuyên, chiều dài khoảng 17km.
Một số tuyến đường sắt đô thị khi chưa xây dựng có thể sử dụng hình thức xe buýt nhanh: Tuyến số 4, số 8, và tuyến Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai.
Theo thực tế giao thông của từng giai đoạn, có thể xem xét bố trí tuyến xe buýt nhanh trên một số tuyến đường có đủ điều kiện về hạ tầng.
Cũng theo Quy hoạch, nâng cấp, cải tạo các bến xe hiện có, gồm: Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm, Thường Tín; xây dựng mới bến xe khách Xuân Mai thành bến xe cấp 3 kết hợp điểm trung chuyển xe buýt.
Xây dựng một số bến xe khách trong giai đoạn trung hạn tại các khu vực: Phía Nam (Nam Vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, diện tích khoảng 3,4ha); phía Tây (khu vực Nam Quốc lộ 32, Xuân Phương, huyện Từ Liêm, diện tích khoảng 3 – 5ha); phía Bắc (khu vực Vân Trì và Hải Bối, huyện Đông Anh diện tích khoảng 3 – 5ha).
Xây dựng mới các bến xe khách liên tỉnh kết hợp các điểm đầu cuối xe buýt tại mỗi khu vực:
Khu đô thị trung tâm gồm:
1. Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích khoảng 7ha
2. Bến xe phía Đông Bắc (Cổ Bi, huyện Gia Lâm) diện tích khoảng 8 – 10ha
3. Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) diện tích khoảng 11ha
4. Bến xe Đông Anh diện tích khoảng 5,3ha
5. Bến xe Phùng (huyện Đan Phượng) diện tích khoảng 8 – 10ha
6. Bến xe phía Tây (huyện Quốc Oai) diện tích khoảng 5 – 7ha
7. Bến xe phía Bắc (Nội Bài) diện tích khoảng 5 – 7ha.
Khu đô thị vệ tinh gồm: Bến xe Phú Xuyên diện tích khoảng 5ha; bến xe Xuân Mai diện tích khoảng 5ha; bến xe Nam Hòa Lạc diện tích khoảng 5ha; bến xe Bắc Hòa Lạc diện tích khoảng 5ha; bến xe Sơn Tây 2 diện tích khoảng 5ha; bến xe Nam Sóc Sơn diện tích khoảng 5ha; bến xe Bắc Sóc Sơn diện tích khoảng 5ha.

(Theo KT&ĐT) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội quy hoạch 8 tuyến buýt nhanh
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.