Ảnh minh họa
“Siêu trăng” là hiện tượng mà Mặt trăng ở điểm gần nhất với Trái đất, khiến Mặt trăng trông to hơn bình thường. Do tới gần Trái đất, trọng lực của Mặt trăng tác động lên nước biển cũng lớn hơn, dẫn tới sự thay đổi về mực nước biển, đặc biệt là trong mùa hè, khi có vùng khí áp thấp và nhiệt độ nước biển cao.
Siêu trăng xảy ra do quỹ đạo hình elip của Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời ở điểm gần Trái Đất nhất (cận điểm), nó lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường.
Viện khí tượng thủy văn và hải dương học cảnh báo mực nước biển trong hai khoảng thời gian trên sẽ có thể đạt tới mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, từ sau năm 2010. Nước biển dâng cao có thể khiến 21 địa phương bị nước biển xâm lấn.
Khi xảy ra hiện tượng “siêu trăng”, thuỷ triều sẽ lên, xuống nhanh hơn và cao hơn so với thông thường, nên người dân cần hết sức chú ý khi đi câu cá hoặc thăm quan các khu ngập nước. Các địa phương địa hình trũng ven biển cần phải chủ động đối phó với thiệt hại từ nước biển xâm lấn. Trong thời gian diễn ra siêu trăng, các nhà chức trách ở những vùng ven biển phải theo dõi chặt chẽ mực nước biển để đề phòng nguy cơ ngập lụt.
Gia Linh (T/h)