Hồ nước chuyển màu hồng kỳ diệu ở Australia

Thanh Hương (T/h)|25/04/2019 11:07
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Dài 600 m và rộng 25 m, được bao quanh bởi một dải cát hẹp và rừng cây bạch đàn, màu hồng của hồ nước là hoàn toàn tự nhiên. Nếu múc nước hồ vào xô và để ở nơi khác, màu hồng vẫn không thay đổi, khiến nhiều người kinh ngạc

– Nằm tại hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Recherche miền tây nước Úc, hồ nước màu hồng sữa Hillier là một bí ẩn thách thức trí tò mò của biết bao nhà khoa học trên thế giới.

>>>Hồ nước nên thơ đột nhiên xuất hiện ở Thung lũng Chết chỉ sau một ngày

>>>Khám phá khu rừng nhiệt đới cổ xưa nhất trên thế giới ở đất nước Malaysia

Hồ nước màu hồng là một bí ẩn thách thức trí tò mò của biết bao nhà khoa học trên thế giới

Theo Telegraph, nước hồ Aussie ở công viên Westgate, Victoria, Melbourne, Australia chuyển sang màu hồng sống động là hiện tượng tự nhiên với sự kết hợp của nhiều yếu tố: nồng độ muối trong nước cao, nhiệt độ tăng, ánh sáng mặt trời và lượng mưa ít.

Công viên giải thích trên trang Facebook chính thức rằng: “Tảo phát triển dưới đáy hồ tạo nên sắc tố đỏ (beta carotene), đây là một phần của quá trình quang hợp và phản ứng với hàm lượng muối cực cao”.

Họ cho biết thường xuyên nhận được những nhận xét rằng nước hồ chuyển hồng trông giống như nhuộm, nhưng thực tế không phải vậy.

“Hãy tận hưởng cảnh vật tuyệt đẹp quanh hồ nước mặn này, nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên tiếp xúc với nước hồ do hàm lượng muối quá cao”, công viên Westgate cảnh báo, đồng thời cho biết màu nước sẽ trở lại bình thường vào mùa đông, “khi thời tiết mát mẻ và nhiều mưa hơn”.

Nước trong hồ có màu tự nhiên

Các nhà khoa học nghĩ rằng đó có thể là do một loài tảo ưa mặn được gọi là Dunaliella salina. Nhưng trong năm 2013, Hank Green, chủ của kênh YouTube SciShow cho rằng một loại sinh vật đơn bào ưa mặn được gọi là halobacteria đã tạo nên màu hồng này.

Lấy cảm hứng từ Green, những nhà nghiên cứu đến từ Dự án Vi sinh vật kỳ lạ (XMP) đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Sau đó, SciShow đã thông báo rằng XMP đã không chỉ tìm thấy sinh vật đơn bào halobacteria và tảo ưa mặn D.salina, mà còn đầy đủ các vi sinh vật có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt như hồ Hillier – nơi có độ mặn gần bằng với Biển Chết.

Tảo D. salina có màu xanh, nhưng trong môi trường nước có hàm lượng muối lớn và ánh sáng cường độ cao như hồ Hillier, tảo cần phải dựa vào beta-carotene để quang hợp, sắc tố này có thể biến tảo thành có màu đỏ, làm cho nước xung quanh có màu hồng.

Mặt khác, sinh vật đơn bào Halobacteria chỉ có màu hồng và số lượng của chúng trong hồ Hellier nhiều đến nỗi có thể nhuộm hồng nước.

Hồ nước màu hồng đặc biệt này được nhà thám hiểm người Anh Matthew Flinders phát hiện vào năm 1802. Ông đã vô cùng ngạc nhiên khi leo lên đến đỉnh cao nhất của đảo Middle và nhìn thấy thấy hồ nước từ phía xa.

Đây không phải hồ nước duy nhất ở Australia có màu sắc lạ mắt. Hai hồ nước tương tự ở Tây Australia là Lake Hillier và Pink Lake cũng chứng kiến hiện tượng tương tự. Đây là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thanh Hương (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hồ nước chuyển màu hồng kỳ diệu ở Australia
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.