Hoá thạch loài cá mù 100 triệu năm tuổi cực hiếm được phát hiện

Hà Quỳnh (T/h)|24/01/2019 02:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Hoá thạch loài cá mù cực hiếm với các dấu vết của chất nhờn được bảo tồn có niên đại từ 100 triệu năm trước, vừa được các nhà khoa học phát hiện ra.

>>> Trung Quốc: Các thành phố không đạt mục tiêu chất lượng không khí sẽ bị phạt

>>> Không còn ổ dịch lở mồm long móng nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Ảnh minh họa

Tác giả nghiên cứu chính Tetsuto Miyashita, cho biết loài cá mù kì lạ đã tồn tại khoảng 500 triệu năm trước nhưng không có dấu vết nào của hóa thạch, chủ yếu là do cơ thể dài nhưng lại thiếu bộ xương cứng.

 Miyashita nhận định: “Về cơ bản, nó giống như một chiếc xúc xích biết bơi lội. Đó là một túi da có rất nhiều cơ bắp. Chúng không có xương hay răng cứng bên trong, vì vậy rất khó để chúng được bảo tồn bằng hóa thạch”.

Những con cá mù không xương kì lạ thực tế vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chúng là những loài cá ăn thịt kỳ quái, giống như lươn, ăn thịt bằng cách sử dụng các cấu trúc giống như lưỡi của chúng. Nhưng tính năng nổi tiếng nhất của chúng là chất nhờn dính mà chúng sử dụng để tự vệ.
Những bằng chứng đáng chú ý được tìm thấy trong bộ xương cá mù hóa thạch được khai quật ở Lebanon.

Hóa thạch mới phát hiện có niên đại vào cuối kỷ Phấn trắng (145,5 triệu đến 65 triệu năm trước) có chiều dài khoảng 31 cm. Các nhà nghiên cứu gọi hoá thạch này là Tethymyxine tapirostrum.

Hà Quỳnh (T/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoá thạch loài cá mù 100 triệu năm tuổi cực hiếm được phát hiện