Khám phá tháp Yang Prong gần nghìn năm tuổi ở Tây Nguyên

Giang Anh|23/03/2022 07:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Yang Prong (nghĩa “thần lớn”, theo truyền thuyết dân gian của người Êđê, Jarai, M’nông) là ngôi tháp Chăm Pa duy nhất ở Tây Nguyên.

Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

Tháp nằm cạnh sông Ea Hleo, thuộc xã Ea Rôk, huyện Ea Súp, bao quanh là rừng cổ thụ, ruộng nương.

Yang Prong được xây dựng dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III (tức Chế Mân) vào cuối thế kỷ XIII nhằm củng cố sức mạnh trị vì của mình. Di tích ngoài giá trị lịch sử, khoa học – nghệ thuật và văn hoá, còn có ý nghĩa minh chứng về sự có mặt của người Chăm ở cao nguyên trong quá khứ.

Tháp cao 9 m, có hình vuông, xây bằng gạch nung đỏ, mỗi cạnh 5 m, có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông. Ba mặt tường còn lại được làm cửa giả để trang trí, mỗi mặt có ba cửa. Mái tháp được chồng nhiều lớp gạch xếp nhỏ dần từ dưới lên trên. Bên trong tháp có thờ hai bức tượng.

Trải qua gần một nghìn năm, tháp vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.

Trải qua hàng trăm năm, ảnh hưởng bởi tác nhân môi trường và sự xâm thực tín ngưỡng (người dân địa phương đặt các bát nhang thờ cúng, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng trái phép), di tích có dấu hiệu xuống cấp.

Năm 2013, tỉnh Đăk Lăk đã trùng tu, gia cố khung thép xung quanh tháp chính, xây tường rào bao quanh, láng nền bằng xi măng với tổng diện tích 1.200 m2, trồng cỏ, ghế đá trong khuôn viên khu vực tháp.. Địa phương cũng chú trọng và quan tâm việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn 2026-2030.

Hiện, Đăk Lăk có 38 di tích được xếp hạng, trong đó tháp Yang Prong là công trình đầu tiên và duy nhất được xếp hạng là di tích kiến trúc quốc gia.

Giang Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khám phá tháp Yang Prong gần nghìn năm tuổi ở Tây Nguyên