Mỏ “vàng đen” nổi tiếng nước Mỹ

Hà An (T/h)|05/01/2019 12:38
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nằm ở phía Đông Bắc của ngọn núi Diablo, thuộc hạt Contra Costa, California, nước Mỹ, Black Diamond Mines hay còn được gọi là mỏ “vàng đen” rộng 6.000 mẫu Anh (2.400 ha) giờ đây trở thành địa điểm nổi tiếng lý tưởng cho du khách thập phương tới tham quan du lịch, đi bộ, dã ngoại và các hoạt động vui chơi giải trí…

>>>Australia: Nắng nóng kỷ lục

>>>Năm 2019 với những sự kiện thiên văn được chờ đợi nhất

Mỏ “vàng đen” ngày nay

Từ năm 1850 đến đầu những năm 1900, sau khi phát hiện mỏ than khổng lồ ở bang California. Khoảng hơn 900 thợ mỏ đến từ khắp nơi trên nước Mỹ đổ xô đến khai thác loại nhiên liệu quý giá này. Ở thời điểm này, than được ví như “vàng đen”.

Trong hơn 50 năm, gần 300 triệu tấn than được khai thác ở 12 mỏ than: Empire, Central, Star, Corcoran, Pittsburg, Manhattan, Eureka, Independent, Union, Black Diamond, Mt. Hope và Cumberland, thuộc năm thị trấn lớn nhất California bao gồm Nortonville, Bologville, Stewartville, West Hartley và Judsonville. Ước tính, tổng chiều dài các đường hầm của 12 mỏ than này dài đến 322km.

Loại “vàng đen” được khai thác, sau đó từ 3 tuyến đường sắt Empire, Pittsburg và Black Diamond vận chuyển đến tiêu thụ ở các khu vực như San Francisco, Sacramento, California, Stockton và các nhiều bang khác trên khắp nước Mỹ.

Vì lợi nhuận kinh tế cao, cơn sốt “vàng đen” đã khiến cho dòng người nhập cư đến đây ngày càng đông đúc. Có thời điểm chỉ tính riêng thị trấn lớn nhất và lâu đời nhất là Nortonville, dân số đạt đỉnh của nó lên đến 1.000 người.

Sau thời kỳ hoàng kim, nhu cầu về than đá giảm dần khi nguồn nhiên liệu mới mang tên dầu mỏ “lên ngôi”. Các mỏ than đóng cửa, các thị trấn bị bỏ hoang và khu vực này được sử dụng chủ yếu cho chăn thả gia súc..

Cơn sốt “vàng đen” hạ nhiệt, thời kỳ tăm tối ở nơi này bắt đầu. Các mỏ than đóng cửa, cũng là lúc con người phải chịu những hậu quả nặng nề từ việc khai thác. Những mỏ than, đường hầm từng ồn ào người qua lại bỗng chốc bị bỏ hoang, vắng người qua lại.

Sau khi các mỏ đóng cửa và các thị trấn gần đó bị bỏ hoang, nghĩa trang rơi vào tình trạng hoang phế. Nhiều bia mộ đã bị đánh cắp hoặc phá hủy bởi những kẻ phá hoại.

Bệnh tật, tai nạn, chết chóc. Đó là những thứ bao trùm mỏ “kim cương đen” ở vùng đất California những năm của thế kỷ trước. Cho tới tận bây giờ, quá khứ đen tối, những câu chuyện và hiện tượng ma quái khiến mỏ “vàng đen” ở California vẫn là địa điểm ám ảnh với nhiều người.

Hà An (T/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mỏ “vàng đen” nổi tiếng nước Mỹ
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.