MS 04: Tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam

Nguyễn Trường Đại – Khoa Địa Lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội|26/12/2018 04:10
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn Tác phẩm dự thi Cuộc thi Biến đổi khí hậu với cuộc sống năm 2018

– Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu gây ra. Theo thống kê được trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,5 – 0,7 độ C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm mỗi năm. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các quy luật mùa bị phá vỡ: Mùa xuân ngắn lại, mùa hè dài ra. Nóng, lạnh thất thường, các cực trị thay đổi, bão nhiều lên ở một số vùng… Đặc biệt là hạn hán và xâm nhập mặn của Việt Nam trong những năm gần đây, đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến tự nhiên, kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp truyền thống của Việt Nam nói riêng.

>>> Công bố Top 05 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung kết cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống” năm 2018

Những đợt nóng và hạn hán kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước những năm gần đây cho thấy mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng BĐKH. Có năm, hạn hán làm giảm đi 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững ở Việt Nam.

Theo Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu Khu vực Nam Trung Bộ các đợt hạn hán ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương. Khiến cho hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả bị khô hạn. Do lượng mưa hàng năm đạt thấp nên dòng chảy khu vực này sụt giảm mạnh dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền.

+ Năm 2013 do tác động của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ có 17.277 ha cây trồng bị thiếu nước tưới và xâm nhập mặn, lúa bị hạn hán 15.627 ha, cà phê 300 ha, 1.350 ha cây khác và mất trắng 50 ha lúa.

+ Bình Định suất từ tháng 2 tới tháng 9 năm 2014 lượng mưa thấp đã làm cho hàng nghìn ha cây trồng bị thiệt hại nặng.

+ Năm 2014 -2015 làm cho 6.100 ha đất lúa tỉnh Ninh Thuận không có nước để sản xuất, hơn 2000 ha bị hạn, mất trắng 501 ha; Tỉnh Khánh Hòa có 571 ha đất nông nghiệp phải dừng sản xuất, 600 ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng do không đủ nước tưới, gần 3000 ha cấy trồng bị thiếu nước.

Tại Khu vực Tây Nguyên, giai đoạn 1990-2000 diện tích lúa bị hạn mỗi vụ từ 2000 ha đến 130.000 ha, đợt hạn năm 1998 gây hạn cho 10.700 ha lúa vụ đông xuân (mất trắng 5.320 ha) và 13.330 ha lúa vụ mùa (mất trắng 2.280 ha), diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp bị hạn 110.630 ha, bị chết 13.760 ha, riêng cà phê bị hạn 74.400 ha  bị chết 13.760 ha . Năm 2003 trên lưu vực sông Srepok đã có 40.400 ha cà phê bị hạn . Năm 2013 đã có 39.607 ha cây trồng bị thiếu nước bao gồm 11.036 ha lúa, cà phê 23.921 ha, cây khác 5.007 ha, hạn nặng làm mất trắng 3857 ha.

Ngoài ảnh hưởng rất lớn của tình trạng hạn hán tới phát triển kinh tế, xã hội thì Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng xâm nhập mặn.

Việt Nam là quốc gia có 3.260 km bờ biển, không kể các đảo, tập trung hàng triệu người sinh sống và khai thác các nguồn lợi từ biển. Xâm nhập mặn diễn ra tại hầu hết các địa phương ven biển, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt, tại những cửa sông đổ ra biển. Hai đồng bằng rộng lớn của Việt Nam là Đồng bằng Sông Hồng và ĐBSCL là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng này

Vài năm trở lại đây, tình trạng xâm nhập mặn ở Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp. Không chỉ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long mà ngay cả các tỉnh dọc miền Trung cũng đang có dấu hiệu bị xâm nhập mặn. Nguyên nhân xảy ra tình trạng xâm nhập mặn tăng cao là do lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào đất liền; Biên độ triều vùng cửa sông: Vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào nội địa; Địa hình: Địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.

Ngoài ra các yếu tố khí tượng: Gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, … Sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa; Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Để hạn chế tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế đặc biệt là trọng lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta cần áp dụng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài và khuyến khích các cá nhân tổ chức nghiên cứu đưa ra các giải pháp giúp ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển.

Một trong những ý tưởng biện pháp kĩ thuật mới chúng tôi đưa ra chính là “Sử dụng vật liệu cao su với mô hình lớn làm bức tường chắn nước mặn từ các khu vực ven biển tràn vào đất liền”.

Hình ảnh minh họa

  • Giải thích biện pháp:

+ Chúng tôi hình dung đây là một bức tường chắn lớn được làm tương tự như những chiếc lốp cao su để ngăn nước mặn và sử dụng được nhiều trong các khu vực địa hình. Những ống cao su sẽ có chiều cao phù hợp, cao hơn với mực nước mặn tràn vào các khu vực địa hình bị ảnh hưởng. Và những lốp cao su có thể sản xuất thành những ống cao su chạy dài dạng ống nước hay theo mảng là tùy vào những khu vực địa hình.

+ Đối với những khu vực địa hình có đặc điểm chạy dài, bằng phẳng chúng ta có thể thiết kế những lốp cao su thành hình dạng ống nước không có đầu nối, với kích thước trọng lượng lớn để cố định, ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào đất liền.

+ Đối với những khu vực cửa sông ven biển, địa hình gồ ghề, cao thấp khó đặt tường chắn cao su thì không thể sử dụng được bằng hình thức trên, chúng tôi sẽ sử dụng những cao su dạng mảng với kích thước lớn ghép lại để ngăn mặn tại những khu vực cây trồng được quy hoạch. Khi đó các khu  vực cây trồng sẽ được đảm bảo không nước mặn tràn vào.

+ Tính ưu việt của biện pháp này là ngoài sử dụng các vật liệu sản xuất mới để làm đập cao su thì chúng ta có thể sử dụng vật liệu phế thải như lốp cao su cũ hỏng, bao nilon… Để làm thành bức tường ngăn xâm nhập mặn sẽ giảm được chi phí trong công tác sản xuất, đầu tư.

Đồng thời, như chúng ta đã biết thì đối với nước ta là một nước giáp biển, nếu xây dựng các hệ thống đê điều để ngăn mặn thì sẽ rất tốn kém chi phí, nhân lực, đồng thời không thuận tiện cho quy luật dòng chảy cấp nước, thoát nước, tiêu nước, vận chuyển… Bởi vì xâm nhập mặn chỉ diễn ra ở một số thời kì chứ không diễn ra suốt năm, nếu chúng ta xây dựng hệ thống đê điều sẽ rất bất cập, khó khăn, không phù hợp.Còn đối với hệ thống tường ngăn bằng cao su, chúng ta có thể sử dụng linh động trong những thời kì bị tràn mặn bằng công tác dự báo…Hết thời kì xâm nhập mặn chúng ta có thể tháo bỏ những bức tường chắn cao su để thuận lợi, phù hợp theo quy luật  lưu thôngdòng chảy.Vì vậy sẽ là phương pháp đầu tư sản xuất kĩ thuật ưu việt hơn cả.

Đối với các hộ gia đình có quy mô canh tác vừa và nhỏ

– Trước tình trạng BĐKH các hộ gia đình với diện tích và quy mô vừa và nhỏ dễ bị tổn thương nhất. Tình trạng hạn hán đối với diện tích các cây công nghiệp và cây ăn quả của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bà con nên áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt ở gốc, giúp tiết kiệm nguồn nước . Bên cạnh đó lựa chọn giống cây phù hợp cho địa phương với các cây nông nghiệp ở khu vực này.

– Các hộ gia đình lên chủ động trong việc lấy nước và dự trữ nước như xây dựng ao,  hồ…Trang bị máy bơm dùng để kéo nước từ sông suối về tưới cho khu vực sản xuất của gia đình.

– Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả do tác động bởi hạn hán hoặc xâm nhập mặn sang trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả.

– Sử dụng các phương pháp như tưới nhỏ giọt, dùng nilon phủ quanh gốc cây, nhằm hạn chế bay hơi nước, tận dụng tối đa nguồn nước.

Vai trò của nhà nước

– Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn về các: Chính sách quỹ đất sản xuất,các cơ sở hạ tầng trong việc phát triển các trang trại,nhà vườn dùng để sản xuất nông sản.

– Về mặt quản lí và điều phối tài nguyên nước

+Kêu gọi các nước trong hiệp hội các nước trong khu vực sông Mê Kông xả nước từ các hồ thủy điện. Nhằm đảm bảo duy trì nguồn nước thường xuyên trên sông giúp bà con có đủ nước để canh tác và đẩy lùi xâm nhập mặn.

+Xây dựng các hồ chứa nước, các trạm bơm để cấp nước vào đồng ruộng những tháng hạn.

+Gia cố đê điều, xây dựng các cửa cống nhằm ngăn thủy triều dâng cao, hạn chế  xâm nhập mặn lấn xâu vào nội địa .

  • Chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các viện nghiên cứu, sở nghiên cứu trong việc lai tạo các giống cây trồng có sức chịu mặn và hạn hán cao hơn.
  • Chế tạo máy móc, cơ sở kĩ thuật giúp bà con nông dân chống đỡ với hạn hán và xâm nhập mặn.
  • Các chính sách nhà nước trong việc cho bà con nông dân vay vốn để có điều kiện mua máy móc, các thiết bị phục vụ cho sản xuất.
  • Đưa các chuyên gia, các bạn sinh viên có kiến thức và chuyên môn xuống để tập huấn và hướng dẫn cho bà con nông dân.
  • Về khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm

– Nhà nước là cơ quan kiểm tra an toàn và chất lượng sản phẩm bên cạnh đó ngăn chặn hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng. Giúp người tiêu dùng yên tâm và trung thành với sản phẩm.

-Giúp bà con nông dân liên kết với các công ty doanh nghiệp, nhằm bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

-Kí kết và hợp tác với chính phủ các nước, nhằm xóa bỏ và đơn giản hóa thuế quan.

-Tạo điều kiện về vốn và chính sách để giúp các công ty, doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc thu mua, bảo quản và phân phối ra thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

-Nhà nước kết hợp với các doanh nghiệp thông qua hệ thống Block Chain, sự gắn kết, kiểm soát của ba bên: “ Nhà nước-Doanh nghiệp -Khách hàng” nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm.

=> Khi bà con nông dân làm ăn có lãi sẽ mạnh dạn đầu tư các thiết bị hiện đại vào trong sản xuất.

  • Việt Nam nên kêu gọi các tập đoàn, công ty trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Đây là những đối tác tiềm năng trong việc áp dụng và triển khai các máy móc và phương pháp hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Với các mô hình trồng trọt trong nhà trên quy mô lớn, với sự hỗ trợ của nhiều máy móc hiện đại, giúp việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên bên ngoài. Phương pháp trồng cây thủy canh dọc, giảm sự phụ thuộc vào yếu tố đất, chủ động hơn và có thể trồng trọt ở những khu vực hạn hán mà nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của người dân cao, giúp đảm bảo nguồn thực phẩm.

Biến đổi khí hậu mang lại nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp trồng trọt,tuy nhiên nếu Quốc gia nào tập trung cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại thì sẽ mang lại lợi ích to lớn về kinh thế, ổn định an ninh lương thực. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp việc định hướng đầu tư cho nông nghiệp theo hướng hiện đại sẽ giúp Việt Nam chủ động và phấn đấu sẽ trở thành nước xuất khẩu nông sản đạt giá trị lớn trên thế giới.

Nguyễn Trường Đại – Khoa Địa Lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
MS 04: Tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.