Mường Tè: Huy động nguồn tài chính lớn cho công tác bảo vệ rừng

Bích Thuần (t/h)|20/12/2018 12:36
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Năm 2018, kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại Mường Tè hơn 96 tỷ đồng, xã cao nhất 57 triệu/hộ/năm. Đây là nguồn tài chính lớn hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ rừng.

>>> Thiên tai gây thiệt hại 155 tỷ USD trong năm 2018

>>> Hà Tĩnh: Thả cá thể rùa biển về môi trường tự nhiên

Ảnh minh họa

Ban Ban quản lý rừng phòng hộ phía Bắc Mường Tè quản lý diện tích rừng trên địa bàn 6 xã giáp biên giới với tỉnh Vân NamTrung Quốc, thuộc khu vực đầu nguồn sông Đà, địa hình chia cắt phức tạp độ  đốc lớn. Diện tích tự nhiên 126.684,37 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 122.262,53 ha, chiếm 96,5%.

Phổ biến chính sách chi trả DVMTR Nghị định 99-147/CP và các văn bản  tỉnh Ban hành thực hiện năm 2017 và các năm tiếp theo, nghĩa vụ của cấp xã, bản, nhân dân đối với công tác bảo vệ rừng, giữ rừng; quyền được hưởng lợi từ rừng, nhân dân bảo vệ tốt, giữ gìn tốt không cho cháy rừng, không phá rừng làm nương ngoài quy hoạch. Tiền chi trả DVMTR là tiền của các thủy điện lớn nằm trong lưu vực của tỉnh Lai Châu. Năm 2017, Ban đã tuyên truyền được 59 buổi với 3.100 lượt người tham gia.

Năm 2018, có 59 cộng đồng bản và 4 tổ chức là Đồn Biên phòng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích 89.615 ha, kinh phí hơn 96 tỷ đồng, bình quẩn hơn 27 triệu/hộ, xã nhiều nhất 57 triệu đồng/hộ, xã thấp nhất 12 triệu đồng/hộ.

Để thực hiện có hiệu quả, Ban đã xây dựng phương án khoán diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất; họp, bàn tuyên truyền từ bản đến xã để thống nhất quan điểm thực hiện phương án khoán, từ đó thống nhất phương án khoán trên diện tích 3 loại rừng: 5 xã thực hiện theo phương án mỗi hộ tham gia một người trong độ tuổi lao động không phải công chức xã, công chức Nhà nước  và đảm bảo về sức khỏe ( không bị tàn tật). 1 xã thực hiện phương án theo lao động, hộ nào có bao nhiêu người trong độ tuổi lao động theo quy định, không phải công chức xã, công chức Nhà nước, người đi học, người đi làm ăn xa từ 6 tháng trở lên/năm và đảm bảo về sức khỏe ( không bị tàn tật).

Bên cạnh đó, chính sách chi trả DVMTR đã góp phần tăng thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ gia đình mua sắm được nhiều vật dụng đắt tiền như xe máy, tivi, tủ lạnh, trâu, bò….

Bích Thuần (t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mường Tè: Huy động nguồn tài chính lớn cho công tác bảo vệ rừng