Phần lớn các núi băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đã biến mất, được thay thế bởi một lớp băng mỏng dễ tan chảy và biến mất trong những tháng hè, theo kết quả một cuộc nghiên cứu vừa được NASA công bố.
>>>Nam Cực: Phát hiện quái vật “gà không đầu” dưới đáy biển
>>>Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Công ty Bảo Hà vi phạm nghiêm trọng Luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm thuộc về ai?
Các núi băng ở Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ kỷ lục.
Các chuyên gia từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) tập trung vào nghiên cứu những hậu quả đầu tiên của một thảm họa toàn cầu gây ra bởi sự tan chảy của các khối băng vùng cực, theo Science Alert.
Tính toán của nhóm chuyên gia NASA cho thấy chiều cao của núi băng vùng Cực Bắc đã giảm gấp ba lần kể từ năm 1958, trong khi bề mặt băng trên biển cũng đã bị giảm đi hai triệu km vuông trong cùng thời gian này.
Chỏm băng Bắc Cực mở rộng mỗi mùa đông khi mặt trời lặn suốt vài tháng và cái lạnh khắc nghiệt xảy ra. Vào mùa hè, băng Bắc Cực tan chảy hoặc bị gió và dòng chảy đại dương cuốn trôi. Tuy nhiên lớp băng vĩnh cửu vẫn tồn tại, nó có độ dày trung bình gần 9 feet (~3 m) còn lớp băng theo mùa dày khoảng 6 feet (~ 2m).
Từ sự đo lường của vệ tinh ICESat, những nhà khoa học nhận thấy biển băng Bắc Cực thường bị mỏng đi 7 inches (~ 18cm) mỗi năm, biển băng đã mỏng đi 2,2 feet (~ 67cm). Vùng diện tích của lớp băng vĩnh cửu qua nhiều năm đã giảm 42%.
Trong tương lai, tốc độ tan chảy của diện tích băng trên bề mặt biển sẽ giảm nhưng đó là hậu quả của sự biến mất hoàn toàn các núi băng vĩnh cửu, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Các chuyên gia NASA tin rằng trong tương lai gần Bắc Cực sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ nước và không khí, điều này sẽ tác động nghiêm trọng tới tất cả các hệ sinh thái trên trái đất.
Th.Long/ Petrotimes