Nghệ An: Độc đáo rừng nguyên sinh Tam Đình

Linh Lan (T/h)|03/03/2018 04:11
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đó là rừng săng lẻ Tam Đình thuộc xã Tam Đình (huyện Tương Dương) rộng gần 100 ha, nằm bên quốc lộ 7 (nối quốc lộ 1A từ huyện Diễn Châu, Nghệ An sang nước bạn Lào), cách quốc lộ 1A khoảng 130 km, cách cửa khẩu Nậm Cắn để sang Lào 100 km.

(Moitruong.net.vn) – Khu rừng săng lẻ hàng trăm năm tuổi, với những cây cổ thụ cao hàng chục mét, vẫn giữ được nét nguyên sơ là báu vật bao đời của người dân cũng như là điểm nhấn cho ngành du lịch tỉnh Nghệ An.

Thật hiếm có nơi nào mà du khách không cần “lội” rừng nhưng vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của một khu rừng nguyên sinh. Đoạn từ quốc lộ 7A chạy xuyên qua khu rừng gần 1km với khung cảnh đẹp như tranh. Hai bên đường là hàng ngàn cây săng lẻ cổ thụ thẳng tắp, cao 30-40m. Vào mùa thu và mùa đông, lá rừng chuyển sang màu đỏ, vàng rất thơ mộng. Mùa hè, Tương Dương luôn ở 39-41°C, thế nhưng khi đi dưới tán rừng săng lẻ Tam Đình, du khách sẽ có cảm giác mát lạnh, dễ chịu.

Rừng Tam Đình là điểm du lịch lý tưởng cho du khách thập phương

Trước đây, săng lẻ phân bố ở nhiều nơi thuộc miền Tây Nghệ An, nhưng đến nay đã bị khai thác cạn kiệt nên chỉ còn tập trung chủ yếu ở rừng Tam Đình. Săng lẻ phát triển chậm, những thân cây ở khu rừng đã tồn tại hàng trăm năm.

Bên cạnh đó, điều gây ngạc nhiên cho nhiều người là khu rừng săng lẻ Tam Đình nằm sát quốc lộ nhưng vẫn không hề bị xâm hại. Hơn 20 năm nay, khu rừng do xã quản lý, lực lượng bảo vệ rất mỏng nhưng rừng vẫn bình yên. Rừng được cơ quan chuyên môn đánh giá là “còn mang nguyên vẹn một khu hệ sinh thái đặc trưng mưa ẩm nhiệt đới của miền Tây Nghệ An còn sót lại với một nguồn gen quý trước nguy cơ cạn kiệt”.

Sự tồn tại của khu rừng đặc biệt này không chỉ tạo điểm nhấn cho ngành du lịch tỉnh Nghệ An, mà còn là ý thức, là tinh thần quyết giữ rừng, coi rừng là “báu vật” của người dân bản địa.

Linh Lan (T/h)

Bài liên quan
  • Nghệ An: Tăng cường giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
    Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi ( DTLCP ) xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn dịch bệnh. Mới đây UBND tỉnh Nghệ An đã có Chỉ thị số 45/CT- UBND về việc tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nghệ An: Độc đáo rừng nguyên sinh Tam Đình
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.