(Moitruong.net.vn) – Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu 24 loại phế liệu từ năm 2018 khiến các nước phát triển phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để loại bỏ những “núi rác”.
>>>Từ Hà Nội ra Biển Đông: Hành trình li kì của một… túi rác?
>>>“Ám ảnh” núi rác 10 năm giữa khu dân cư
Trung Quốc từ chối trở thành “bãi rác thế giới” – Ảnh minh họa
Theo thống kê của Cục Tái chế Quốc tế, Trung Quốc nhập khẩu 7,3 triệu tấn chất thải nhựa trong năm 2016, chủ yếu từ châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, do nhu cầu trong nước tăng còn chi phí tái chế và sản xuất thấp hơn. Vì vậy, ngành công nghiệp tái chế khổng lồ của quốc gia châu Á rất phát triển, tạo ra nhiều vật liệu có thể sử dụng cho các nhà sản xuất trong nước.
Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) tại một cuộc họp của WTO gần đây cho rằng việc Trung Quốc ngưng nhập khẩu phế liệu dù khuyến khích ngành xử lý rác ở các nước này phát triển,nhưng lại có thể gây ra tình trạng quy trình tái chế rác không an toàn về mặt sinh thái, bán phá giá sản phẩm kèm theo không mong muốn, góp phần trầm trọng hóa biến đổi khí hậu.
Còn phía Bắc Kinh phủ nhận trách nhiệm làm “nước thu gom rác thế giới”. Phát ngôn viên của Trung Quốc cho rằng mỗi nước phải tự chịu trách nhiệm về việc loại bỏ chất thải theo cách thuận với môi trường.
Yến Anh (T/h)