Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (7-13/8)

CỤC BVTV|07/08/2018 02:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Hiện nay, bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Ảnh minh họa

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc: Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Rầy lứa 5 tăng mật độ và gây hại diện hẹp trên lúa mùa cực sớm – sớm, chính vụ và trên các giống nhiễm. Bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại, nhất là trên các trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, những vùng có áp lực bệnh cao như Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh… Chuột, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Bệnh lùn sọc đen gây hại tăng chậm trên lúa hè thu và lúa mùa sớm. Khả năng phát sinh tăng trên lúa mùa muộn tại các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại trên diện rộng ở giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng, trổ bông nếu không chủ động phòng trừ kịp thời. Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hóa vào thượng tuần tháng 8. Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn… gây hại xu hướng tăng trên lúa hè thu và lúa mùa ở giai đoạn đứng cái – đòng trỗ.

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, bệnh chết cây… gia tăng gây hại trên lúa hè thu ở giai đoạn đòng trỗ đến chín. Bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn… gây hại trên lúa vụ 3 ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh hại cục bộ trên lúa Mùa ở Tây Nguyên và các huyện miền núi đồng bằng, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 1 – 2, gây hại nhẹ – trung bình ở giai đoạn đẻ nhánh, có thể hại nặng cục bộ ở giai đoạn làm đòng trỗ. Vì vậy phải quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế khả năng lan truyền bệnh Vl, LXL do rầy nâu gây ra cho lúa thu đông 2018. Bệnh đạo ôn: sẽ tiếp tục giảm diện tích nhiễm do diện tích lúa hè thu đang thu hoạch rộ. Trên lúa thu đông, cần theo dõi phát hiện và tổ chức phòng trừ bệnh kịp thời nhất là ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ…

2. Trên cây trồng khác

Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá… trên cây rau màu, bệnh chổi rồng trên cây nhãn, bệnh đốm nâu trên cây thanh long, bệnh greening trên cây có múi, tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, bọ xít muỗi và thán thư trên cây điều, bọ cánh cứng và vòi voi trên cây dừa, bệnh khô cành và gỉ sắt trên cây cà phê, bệnh khảm lá virus trên cây sắn, bệnh trắng lá và nhện đỏ trên cây mía… tiếp tục gây hại.

CỤC BVTV


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (7-13/8)
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.