Ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng xấu đến xương

Ngọc Linh (t/h)|16/01/2020 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo các nhà khoa học Tây Ban Nha, ô nhiễm không khí hoặc lượng bụi mịn cao gây ra gãy xương do làm giảm mật độ và chất lượng xương.

Nghiên cứu có sự tham gia của 3.717 người ở độ tuổi trung bình 35, sống ở 28 ngôi làng gần phía nam thành phố Hyderabad của Ấn Độ. Họ đã được tìm kiếm cho dự án nghiên cứu từ năm 2009 đến 2012.

Trung bình những người tham gia hàng năm được tiếp xúc với 32,8 μg/m3 hạt vật chất PM2.5 vật chất hạt có đường kính 2,5 micromet, đường kính lớn hơn mức an toàn 10 μg/m3 do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.

Các nhà nghiên cứu đã mời những người tham gia đến một phòng khám, sau đó họ chụp X-quang đặc biệt để biết chi tiết về hàm lượng và mật độ khoáng của xương. Các nhà điều tra đã sử dụng một mô hình để ước tính mức độ ô nhiễm mà các tình nguyện viên đã tiếp xúc trung bình.

Theo các nhà nghiên cứu, hạt bụi, bao gồm PM 2.5, sẽ gây sự sự oxy hóa và viễm nhiễm hệ thống, và điều này có thể làm tăng tốc độ mất xương và tăng nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.

Nghiên cứu được đưa ra khi Ấn Độ đang đấu tranh với mức độ ô nhiễm không khí ở thủ đô Delhi. Tháng 11 năm ngoái, PM2.5 đạt mức cao nhất trong 3 năm.

Kết quả, người tiếp xúc với ô nhiễm môi trường ngoài trời, hoặc lượng bụi mịn cao có mật độ xương thấp hơn. Điều này không xảy ra với người sử dụng năng lượng sinh khối trong nấu ăn. Việc hít phải các hạt bụi mịn có thể làm giảm khối lượng xương do căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề nổi cộm ở Ấn Độ mà ở Việt Nam, cụ thể là Hà Nội cũng vậy. Hà Nội liên tiếp nằm trong top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo xếp hạng của Air Visual, bầu trời dù giữa trưa nắng vẫn trong tình trạng khói bụi mờ mịt. Tình trạng ô nhiễm kéo dài và nặng nề khiến Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo để người dân dự phòng, bảo vệ sức khỏe.

Trong không khí ô nhiễm chứa bụi mịn gồm những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), PM1.0 (dưới 1 micromet) PM0.1 (nhỏ hơn 0.1 micromet) còn được gọi là bụi nano. Các loại bụi mịn này đặc biệt nguy hiểm, gây nhiều vấn đề cho sức khỏe từ nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, tới mức độ nặng như nhiễm độc máu, ảnh hưởng tới tim, phổi,…

Một số người tham gia có mức phơi nhiễm với ô nhiễm không khí vượt xa mức an toàn tối đa do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định. Các nhà nghiên cứu cho biết những người ở các quốc gia thu nhập thấp và cao có thể gặp phải tác động tương tự của ô nhiễm đối với xương.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cho biết dù tiếp xúc ngắn hay dài hạn với ô nhiễm không khí đều có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong sớm.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng xấu đến xương