Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Minh Lâm|12/06/2023 18:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ.

khoang-san.jpg
Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền; điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, khoáng sản độc hại, phóng xạ, địa chất đô thị, di sản địa chất; điều tra, phát hiện khoáng sản tại vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; cập nhật, tích hợp kịp thời thông tin, kết quả điều tra địa chất và khoáng sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ...

Các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy hoạch gồm: Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; bay đo địa vật lý; điều tra di sản địa chất; điều tra địa chất, đánh giá tài nguyên khoáng sản biển; điều tra chi tiết tai biến địa chất (trượt lở, lũ ống, lũ quét) tại các vùng miền núi có nguy cơ cao; điều tra chi tiết địa chất môi trường tại các khu vực có khoáng sản độc hại; điều tra địa chất đô thị các thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền các khu vực có triển vọng mới phát hiện, có quy mô lớn, cần thiết và có nhu cầu cao đối với kinh tế - xã hội, điều kiện khai thác thuận lợi gồm than (than đá, than nâu), cát, sỏi lòng sông, đá làm ốp lát, cát trắng silic, đá làm vôi công nghiệp, một số khoáng sản kim loại quan trọng (urani, thori, đất hiếm và kim loại hiếm, thiếc, wolfram, đồng, vàng,...). Tăng cường năng lực thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản, chuyển đổi số và lồng ghép, tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản