Sáng chế của người thợ mộc và những hiệu quả bất ngờ

N.Hân (TH)|28/08/2017 03:06
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Lò xử lí bụi sơn, bụi gỗ góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất đồ gỗ

(Moitruong.net.vn) – Quá trình sản xuất tạo ra nhiều bụi gỗ, bụi sơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của con người. Để bảo vệ môi trường sống, anh Đỗ Xuân Phương, sinh ra từ làng nghề truyền thống Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc), một người thợ gắn bó lâu năm với nghề mộc đã sáng tạo ra hệ thống xử lý bụi sơn, bụi gỗ.

Theo anh Phương, lò xử lý bụi sơn nghề mộc là hệ thống thu gom bụi gỗ, bụi sơn phát sinh trong quá trình sản xuất đồ gỗ. Việc đưa lò xử lý bụi gỗ, bụi sơn vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cũng như môi trường khá cao. Hệ thống có thể xử lý tới 70 – 80% lượng bụi, sơn thải ra môi trường với chi phí thấp, cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, linh hoạt, tiện dụng, có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau.

Lò xử lý bụi sơn gồm 4 bộ phận: Bộ phận hút và dẫn bụi, bộ phận xử lý bụi, bộ phận thoát khí, bộ phân bể lọc nước thải. Người thợ mộc cần bào hoặc phun sơn trước cửa của hệ thống, trước tác động của quạt hút toàn bộ bụi gỗ, bụi sơn sẽ chui thẳng vào hệ thống. Khi bụi được hút vào trong lò, lưới bụi sẽ giữ bụi ở lại. Hệ thống tạo mưa đặt trước tấm chắn

Chính vì lò xử lý bụi gỗ, bụi sơn của anh Phương có nhiều ưu việt nên tỉnh Vĩnh Phúc đã từng thực hiện dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình xử lý bụi gỗ, bụi sơn tại các làng nghề mộc trên địa bàn tỉnh”. Với mức hỗ trợ 8.000.000vnđ/hộ tham gia thực hiện dự án, được cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn tận tình về cách xây dựng và vận hành lò xử lý bụi gỗ/bụi sơn, các hộ làm nghề mộc rất phấn khởi đăng ký tham gia. Đi đầu trong việc thực hiện dự án là làng nghề mộc Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên) với 22 lò xử lý bụi gỗ/bụi sơn được xây dựng và đi vào hoạt động, tiếp đến là một số xã ở Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Nhờ những hiệu quả mà dự án mang lại, cũng như những ưu việt của sáng chế xử lý bụi gỗ, bụi sơn mà kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả vượt bậc, góp phần trả lại môi trường sống xanh – sạch – đẹp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Anh Nguyễn Tiến Đạt, công nhân làm thuê tại một cơ sở chế biến gỗ tại làng nghề Thanh Lãng cho biết, từ khi đưa lò hút bụi gỗ, bụi sơn vào sử dụng, lượng bụi gỗ bụi sơn phát tán trong quá trình chế biến giảm đi rõ rệt, mọi người trong cơ sở của anh yên tâm làm việc mà không còn phải lo lắng các vấn đề về sức khỏe như trước đây. Hơn nữa, lò xử lý bụi gỗ, bụi sơn do anh Đỗ Xuân Phương ở làng nghề truyền thống Thanh Lãng (Bình Xuyên) chế tạo có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, linh hoạt, tiện dụng, có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau, xử lý tới 70 – 80% lượng bụi, sơn thải ra môi trường, với chi phí thấp (khoảng 5 – 10 triệu đồng).

Hiện, hệ thống xử lí bụi sơn, bụi gỗ đã được nhiều hộ dân và làng nghề sản xuất gỗ đưa vào sử dụng và đạt hiệu quả cao. Việc đưa vào sử dụng hệ thống xử lí bụi sơn, bụi gỗ đã góp phần xử lý ô nhiễm môi trường giảm thiểu sự độc hại cho người dân, đặc biệt ở các làng nghề sản xuất đồ gỗ.

N.Hân (TH)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sáng chế của người thợ mộc và những hiệu quả bất ngờ