Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm do virus Dengue, được lây truyền nhờ muỗi vằn. Hầu hết bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh sau 2 tuần, việc điều trị bao gồm tránh những biến chứng nặng nề sau này. Bên cạnh việc nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước, vấn đề sốt xuất huyết nên ăn gì cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Sốt xuất huyết ăn gì hay sốt xuất huyết kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
Sốt xuất huyết nên ăn gì?
Chuyên gia dinh dưỡng Ths.BS Lê Thị Thanh Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã tư vấn về chế độ ăn giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh sốt xuất huyết như sau:
– Uống nhiều nước: Do đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi nên ăn uống kém. Đặc biệt, trong sốt xuất huyết có thể xuất hiện tình trạng sốc, thoát huyết tương ra ngoài, gây cô đặc máu, do đó chế độ ăn uống của người sốt xuất huyết quan trọng là bù nước, điện giải bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc oresol.
Người bệnh sốt xuất huyết đừng quên uống nhiều nước
– Nước ép từ các loại rau, củ, quả: Vì cơ thể khó tiếp nhận thức ăn cứng, vậy nên uống nước ép sẽ dễ dàng hơn nhiều. Một số loại hoa quả chứa nhiều vitamin A và C như cam, ổi, đu đủ, dừa,… rất tốt cho việc phục hồi.
– Cháo loãng, súp, thực phẩm mềm và lỏng: Khi sốt, khẩu vị người bệnh thay đổi rất nhiều, cảm thấy đắng họng, nên chỉ cần thức ăn lỏng và nhạt vị. Nhiều người băn khoăn sốt xuất huyết nên ăn cháo gì? Ưu tiên hàng đầu là cháo ngũ cốc, rất dễ tiêu hóa với hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao.
Người bệnh nên ăn những loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu
Sốt xuất huyết kiêng gì?
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Đồ ăn cay, nóng
Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt,…sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến bệnh nặng thêm mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của người bệnh.
Khi bị sốt, hãy kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ
– Thực phẩm nhiều dầu, mỡ
Người bệnh nên tránh các món chiên, xào, nướng nhiều dầu mỡ vì chúng gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, làm cho cơ thể chậm hồi phục hơn.
– Thực phẩm sẫm màu
Bệnh nhân sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh, chẳng hạn như cà phê, socola, coca, dưa hấu.v..v. Mục đích việc này là để bác sĩ không nhầm lẫn, có thể dễ dàng nhận biết bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.
– Trứng và thực phẩm chứa nhiều protein
Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do đó, sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Chính vì thế, người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn trứng và những thực phẩm giàu protein.
– Đồ ngọt
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên uống nước ngọt, soda,…đồng thời cũng không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho bạch cầu chống lại các vi khuẩn chậm hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng hơn, lâu khỏi hơn.
– Trà, cà phê, rượu, bia
Người bệnh sốt xuất huyết cần giảm lượng cafein trong trà và cà phê, tránh uống rượu, bia và ngừng hút thuốc lá.
Sau sốt huyết nên ăn gì?
Kể cả khi đã hồi phục sau khi sốt xuất huyết, cơ thể vẫn rất yếu ớt do hệ miễn dịch suy giảm mạnh. Lúc này cần cung cấp thêm vitamin A, C từ hoa quả mọng nước và nước dừa để bổ sung nước và dinh dưỡng.
Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm sốt xuất huyết nên ăn gì và thực phẩm phù hợp cho mỗi đối tượng.
Mai Dung (t/h)