Sự khởi sắc của du lịch Sa Pa và những cuộc đời được đổi thay

Đông Dương|31/05/2021 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – 5 năm qua, với những quyết sách đúng đắn của chính quyền địa phương cùng sự góp sức của những tập đoàn lớn như Sun Group với nhiều dự án tầm cỡ, mang tính đột phá như Sun World Fansipan Legend, Hotel de la Coupole… du lịch Sa Pa đã khởi sắc. Cuộc sống người dân bản địa cũng nhờ đó mà đổi thay.

Ở đời không có con đường cùng…

Kể về cuộc đời mình, Chảo Láo Ú – một chàng trai người Dao sinh năm 1992 tâm sự: “Chưa bao giờ tôi hết ám ảnh về cái nghèo”.

Cả tuổi thơ của Ú, gia đình làm thuần nông, chỉ vừa đủ ăn. Năm Ú học lớp 9, mẹ đột ngột mất vì ung thư, Ú cố gắng học tiếp THPT. Nhưng rồi, sự học phải dừng lại vì quá túng bấn. “Mỗi năm chỉ làm một vụ thôi, được 15-20 bao gạo, mỗi bao chừng 30-40kg. Nhà 4 người chỉ vừa vặn đủ ăn, không có tiền đi học” – Ú kể.

Gia đình có 2 anh em trai, Ú lấy vợ khi mới 18. Lấy vợ xong, Ú gồng mình gánh vác kinh tế cho cả nhà, lang bạt đủ nghề, từ phụ hồ đến trông quán net… nhưng cái nghèo vẫn đeo đẳng. Ám ảnh đến đỉnh điểm khi vợ anh mang bầu sắp chuyển dạ thì bị rắn độc cắn. “Mình mang vợ xuống bệnh viện Lào Cai, bác sĩ bảo phải cắt bỏ tay hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng. May mắn là dùng thuốc dân tộc đắp nên cứu được hai mẹ con, nhưng hiện tại tay vợ bị biến dạng. Lúc đó, mình cứ mang cái suy nghĩ mình là nguyên nhân khiến vợ bị rắn cắn, vì nghèo khó mà để vợ đến lúc sắp chuyển dạ vẫn phải trèo đèo lên nương”- Ú nói. Càng ám ảnh, Ú càng quyết tâm bằng mọi cách phải làm việc, thoát nghèo.

Chảo Láo Ú – nhân viên bếp của nhà hàng Vân Sam thuộc KDL Sun World Fansipan Legend

Năm 2016, khi biết khu du lịch (KDL) Sun World Fansipan Legend mới đi vào hoạt động đang tuyển người, Ú nộp đơn ngay. May mắn được tuyển, Ú được giao làm phụ bếp với mức lương 3 triệu đồng/tháng, mà như Ú nhớ lại: “lúc đó kiếm được 1-1,5 triệu đồng/tháng đã vui lắm rồi”. Hành trình sau đó là những ngày băng rừng hàng chục cây số, bất chấp nắng mưa hay cái lạnh thấu xương của Fansipan mùa đông để học việc. Chàng trai người Dao bên cạnh việc phụ bếp còn học thêm cách tỉa rau, củ, quả, trang trí món ăn cho thật bắt mắt. Công ty còn hỗ trợ Ú tiền xây sửa nhà.

Khác với Chảo Láo Ú, Má A Tông -chàng trai người Mông ở Sa Pa lấy vợ khi vẫn đang đi học, rồi sau đó, anh nhập ngũ 2 năm. Sau quãng đời lính, Má A Tông hồ hởi đi học ngành du lịch, mơ làm hướng dẫn viên, nhưng được một năm thì đứt gánh vì kinh tế cạn kiệt. Anh bỏ về Lào Cai làm phu bốc vác, thậm chí vượt biên sang Trung Quốc làm thuê. Sức khoẻ ngày càng kiệt quệ mà gia đình thì vẫn đói nghèo.

Lãnh đạo và CBNV Sun World Fansipan Legend đến nhà Má A Tông bàn phương án cải tạo ngôi nhà (năm 2017)

Nhưng từ ngày làm nhân viên an ninh Sun World Fansipan Legend, cuộc đời Má A Tông đã rẽ theo hướng khác. Anh còn nhớ rất rõ cảm giác xúc động ngày cầm những đồng lương đầu tiên gửi hết về cho vợ. Sau 5 năm làm việc cho KDL, gia đình anh giờ đã có đồng ra đồng vào. Ngôi nhà dột nát đã được công ty hỗ trợ 100 triệu sửa sang. Má A Tông cũng như trở thành con người khác. Anh được đào tạo nghiệp vụ du lịch, được mở mang kiến thức, thay đổi tác phong, nâng cao tính chuyên nghiệp… Giờ anh không mơ làm hướng dẫn viên nữa, bởi được làm ở một KDL đẹp và quy mô như thế, với anh, chẳng giấc mơ nào bằng.

…Chỉ có những lựa chọn

Có thể nói, 5 năm qua, sự khởi sắc của du lịch Sa Pa và sự có mặt của những “cánh chim đầu đàn” như Sun Group đã mang đến đổi thay lớn cho cuộc sống người dân bản địa.

Người dân tộc trồng dâu phục vụ khách du lịch tại bản Tả Phìn

Nếu trước kia, 90% người thiểu số Sa Pa đốt rẫy, làm nương hay phá rừng trồng thảo quả thì giờ đây con số đó chỉ còn 50%. Du lịch phát triển, người bản xứ đã có thêm nhiều lựa chọn cho cuộc sống. Nhiều người chuyển từ trồng lúa sang trồng rau phục vụ các nhà hàng, khách sạn… Một số gia đình xây dựng homestay đón du khách. Du lịch gõ cửa, tư duy của người dân cũng thay đổi. Những người dân tộc thiểu số làm du lịch như Chảo Láo Ú, Má A Tông… đều đã có thu nhập cao hơn nhiều.

Nhà trẻ tại khu nhà ở Sun Home dành cho CBNV của KDL Sun World Fansipan Legend

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp như Sun World Fansipan Legend cũng có chính sách ưu tiên cho lao động bản địa, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. “Dù có thể công ty sẽ phải vất vả hơn trong khâu đào tạo nhân sự, nhưng tỷ lệ người lao động tại KDL là người dân tộc sinh sống tại Lào Cai và các địa phương xung quanh vẫn luôn giữ ở mức ít nhất là 40%”, ông Nguyễn Xuân Chiến- Giám đốc KDL cho biết. Thêm vào đó, Sun Group còn đầu tư xây dựng một khu nhà ở Sun Home ngay gần KDL, có đủ các tiện ích từ nhà trẻ đến phòng gym, thư viện… để nhân viên ở vùng sâu vùng xa có thể an cư, yên tâm công tác.

KDL Sun World Fansipan Legend

Ông Hầu A Lềnh – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá IX, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc rất ấn tượng với những điều mà người dân tộc thiểu số đang đóng góp vào du lịch. Ông nhận định: “Sun World Fansipan Legend là công trình thế kỉ, đã góp phần to lớn thúc đẩy du lịch Sa Pa, Lào Cai nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung phát triển đúng hướng trong 5 năm qua. Công trình thế kỉ này cũng góp phần đẩy mạnh phát triển dịch vụ, mang đến Sa pa một diện mạo mới, khai thác các tiềm năng sẵn có ở địa phương, trong đó có nguồn nhân lực là đồng bào các dân tộc thiểu số, giúp giải quyết việc làm, thay đổi nhận thức làm kinh tế cho bà con. Sun Group đã cùng địa phương giải bài toán việc làm cho đồng bào thiểu số, đưa đội ngũ cán bộ, người dân Sa Pa và người dân sinh sống ở các huyện khác trong Lào Cai vào làm việc, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành cán bộ, nhân viên…”

“Cuộc sống đã thực sự sang trang” – Má A Tông hồ hởi –“Hiện tại, mình không phải lo nghĩ quá nhiều về việc kiếm tiền nuôi gia đình. Đó là điều trước đây mình chưa bao giờ nghĩ đến”.

Đông Dương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự khởi sắc của du lịch Sa Pa và những cuộc đời được đổi thay