Tây Nguyên: Nhiều hộ dân tự chuyển đổi sang trồng cây hồ tiêu

Linh Lan (T/h)|07/03/2018 05:24
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Hiện nay, mặc dù giá hồ tiêu xuống thấp, chỉ còn 61.000 đến 62.000 đồng/kg nhưng đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên , chủ yếu là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai… vẫn tiếp tục tự phát mở rộng diện tích cây hồ tiêu. Chỉ riêng trong năm 2017, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã trồng mới thêm trên 16.207 ha; trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích tiêu trồng mới nhiều nhất với trên 5.500 ha.

(Moitruong.net.vn)– Nhiều hộ dân tại khu vực Tây Nguyên đã tự chuyển hàng loạt diện tích các loại cây trồng cạn sang trồng cây hồ tiêu, tuy nhiên, các cấp chính quyền địa phương không thể kiểm soát được.

Tại khu vực Tây Nguyên nhiều hộ dân đã tự chuyển hàng loạt diện tích các loại cây trồng cạn sang trồng cây hồ tiêu

Theo nhiều nông dân cho biết, mặc dù giá tiêu hạt đang xuống thấp nhưng lợi nhuận từ trồng tiêu vẫn cao gấp nhiều lần so với một số loại cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, điều… nên đồng bào vẫn chuyển đổi một số diện tích cà phê và cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cây tiêu.

Thực tế, hiện nay, nhiều địa phương vùng Tây Nguyên, các hộ dân đã tự chuyển hàng loạt diện tích các loại cây trồng cạn sang trồng cây hồ tiêu nhưng các cấp chính quyền địa phương vẫn không kiểm soát được. Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” cây hồ tiêu cũng dẫn đến nhiều hệ lụy cho các địa phương vùng Tây Nguyên, nhất là phá vỡ quy hoạch về cơ cấu cây trồng, bố trí trồng tiêu ở nhiều vùng đất không thích hợp, sử dụng nhiều giống tiêu không rõ nguồn gốc… nên mỗi năm các tỉnh Tây Nguyên có hàng ngàn hécta tiêu bị sâu bệnh hại, dịch bệnh chết nhanh, chết chậm làm thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

Linh Lan (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tây Nguyên: Nhiều hộ dân tự chuyển đổi sang trồng cây hồ tiêu
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.